Một trong những bệnh thường gặp ở người trưởng thành nahast đó là bệnh thoái hóa khớp háng., đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh thoái hóa khớp háng có rất nhiều biểu hiện như: đau, biến đổi cấu trức của khớp. Nếu không được điều trị bệnh đúng các hoặc kịp thời thì bệnh có thể khiến người bệnh bị tnaf phế. Cùng tìm hiểu những biểu hiện đặc trưng của bệnh thoái hóa khớp háng để có phương pháp điều trị kịp thời nhé.



Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng, bao gồm nguyên nhân nguyên phát (chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất) và nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân thứ phát gồm:

• Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.

• Chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang,...

• Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm nên khi bước sang tuổi trung niên dễ bị thoái hóa khớp háng.

• Thoái hóa khớp háng do từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.

• Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gút, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,...

Biểu hiện bệnh thoái hóa khớp háng

Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi

• Bệnh nhân thường đi lại khó khăn, đi khập khiễng do khớp háng chịu trọng lực cơ thể nhiều nhất.

• Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi; đau tăng khi cử động hoặc đứng lâu.

• Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.

• Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày,...

• Xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, khi nghỉ ngơi sẽ hết đau.

• Bước sang giai đoạn sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi vừa thức dậy và đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đau nhiều khi di chuyển. Về sau, bệnh nhân đau kể cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.



Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp háng

• Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh ở khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.

• Người đã bị thoái hóa khớp háng có thể phòng ngừa, hạn chế các cơn đau bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá,...

Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để phòng ngừa thoái hóa khớp háng

• Đồng thời, bệnh nhân thoái hóa khớp háng nên duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm và thức dậy sớm.

• Cần điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp hàng như bệnh gút,...

Bệnh thoái hóa khớp háng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp háng, người bệnh nên sớm đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả.