như các bạn đã biết, để chụp được một bức ảnh đẹp là điều không hề dễ dàng. ngoài việc phải có được những kiến thức cơ bản về khẩu, tốc, iso, đo sáng,... người chụp ảnh cũng cần phải biết những quy tắc về sắp xếp bố cục hợp lý cho bức ảnh, đó là một điều cực kì quan trọng.

dưới đây là 9 quy tắc cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh
  • quy tắc 1/3: quy tắc 1/3 tức là một bức ảnh được vừa ý nhất khi đối tượng hoặc khu vực được chụp trong ảnh được chia thành 3 phần - cả chiều ngang và chiều dọc.một quy tắc có vẻ toán học nhưng lại áp dụng khá tuyệt vời trong nhiếp ảnh. và kết quả mang lại thật đáng ngạc nhiên. quy tắc 1/3 là tất cả để sáng tạo và phát huy tính thẩm mỹ. nó thường tạo ra một cảm giác cân bằng mà không làm hình ảnh xuất hiện trở nên quá tĩnh và cảm giác phức tạp vừa đủ mà không làm hình ảnh quá loạn.

khu vực được chụp trong ảnh được chia thành 3 phần - cả chiều ngang và chiều dọc.
  • sử dụng những đường dẫn: giúp hướng mắt của người xem tới chủ thể, làm nổi bật chủ thể.khi nhìn vào một bức ảnh, đôi mắt chúng ta sẽ tự nhiên nhìn vào các đường kẻ. bằng cách suy nghĩ về việc đặt các đường kẻ trong bố cục, bạn có thể tác động đến cách người xem nhìn tấm ảnh, thu hút ánh nhìn vào chủ thể chính, hay lướt qua khung cảnh. có rất nhiều loại đường dẫn – thẳng, chéo, cong, zigzag… – và mỗi loại đều có thể cải thiện được bố cục của bức ảnh.

ví dụ về quy tắc đường dẫn
  • đường chéo: bố cục đường chéo được sử dụng để bố trí các yếu tố trong một ảnh dựa trên một đường chéo. ví dụ như, bạn có thể sử dụng các đường chéo được tạo bởi sườn núi, dòng sông, hay một con đường để nhấn mạnh phối cảnh, nhờ đó làm nổi bật chuyển động cũng như độ sâu trong ảnh. một cách dễ dàng để tạo ra bố cục đường chéo là chụp một thác nước hoặc cầu thang từ một bên sao cho dễ nhận thấy độ chéo hơn. nhưng một kỹ thuật khác là sử dụng hai đường chéo giao nhau tạo thành một hình chữ “x” để thu hút sự chú ý của người xem vào điểm giao. tuy nhiên, lưu ý rằng việc bao gồm một đường chéo cố ý quá mức có thể dẫn đến một bố cục đơn điệu chỉ chia ảnh thành hai.

quy tắc đường chéo
  • đóng khung: có rất nhiều sự vật có thể tạo thành các khung ảnh tự nhiên, như cây cối, những con đường hay hố sâu. bằng cách đặt các sự vật này quanh bố cục của bức ảnh, bạn có thể tách chủ thể chính ra khỏi khung cảnh bên ngoài. nhờ đó ánh nhìn của người xem sẽ tự nhiên được dẫn vào điểm quan trọng nhất của ảnh.

quy tắc đóng khung
  • sử dụng độ tương phản giữa chủ thể và hậu cảnh: tìm ra những điểm đối lập (màu sắc, chất liệu…) giữa đối tượng chính của bức ảnh và phần nền của bức ảnh.

tương phản giữa nhân vật chính và hậu cảnh
  • phủ kín hình ảnh bằng chủ thể để làm nổi bật chủ thể: hãy chụp các mức ảnh, đừng chừa bất cứ khoảng trống nào trong khung ảnh. đầu tiên là sử dụng phương pháp tìm 1 địa điểm có thể nhìn được bao quát chủ đề bạn dự định chụp – nó sẽ khiến bạn dễ dàng điều khiển tất cả mọi thứ trong khung ảnh của mình, bao gồm cả việc zoom 1 điểm để có thể lấp đầy khung ảnh, kèm theo đó là di chuyển để có thể tìm được góc phù hợp nhất:
  • lấp đầy khung ảnh sẽ khiến chủ đề (hoặc chủ thể) to lớn hơn và làm giảm độ hỗn tạp
  • đưa vào bức ảnh những điểm trung tâm cao hoặc thấp sẽ làm bức ảnh trở nên thú vị hơn
  • các đường cong của ngọn đồi thu hút người xem vào bức ảnh.

hãy cố gắng đứng sát chủ thể mà bạn đang chụp ảnh, hoặc zoom sát chủ thể bạn chụp.
  • tập trung hơn vào đôi mắt (sử dụng trong chụp chân dung): hãy đặt đúng mắt trái hoặc mắt phải vào phần trung tâm của bố cục bức ảnh. điều này sẽ tạo nên ấn tượng rằng đôi mắt của đối tượng đang dõi theo bạn.

hãy đặt đúng mắt trái hoặc mắt phải vào phần trung tâm của bố cục bức ảnh
  • hình mẫu và sự lặp lại: thông thường thì một chuỗi lặp lại các hình mẫu khiến bức ảnh trở nên dễ gần. tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn nếu các hình mẫu này có sự phân cách vì điều này tạo ra một số nét tương phản cho bức ảnh.

hình mẫu và sự lặp lại sẽ khiến bức ảnh trở nên dễ gần
  • nguyên tắc chụp ảnh về tính đối xứng: sự hài hoà giữa hai nửa của bức ảnh sẽ luôn chiều lòng những đôi mắt dù khó tính nhất. trong nhiều trường hợp chia bức ảnh một cách đối xứng sẽ làm bức ảnh gây được ấn tượng với người xem

sự hài hoà giữa hai nửa của bức ảnh sẽ luôn chiều lòng những đôi mắt dù khó tính nhất
chúc các bạn ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất.