11 thay đổi đáng chú ý trên android lollipop
cùng với hàng loạt thiết bị mới, google cũng vừa chính thức giới thiệu phiên bản hệ điều hành mới android lollipop mới nhiều cải tiến mạnh mẽ.

android lollipop (android l) còn được biết đến với số hiệu android 5.0. trong khi android phổ biến trên các thiết bị hiện nay là android 4.4 kitkat, android 5 sẽ làm một bản cập nhật lớn và hứa hẹn mang đến nhiều cải tiến đáng kể, tương tự như lần lột xác từ android 2.x, 3.x lên android 4.x.

ngày hôm qua, cùng với các thiết bị mới là nexus 6, nexus 9, google cũng chính thức giới thiệu phiên bản mới nhất của hệ điều hành điện thoại số một thế giới này. dưới đây là một vài điểm cải tiến chính trên android lollipop so với android 4.4 kitkat.

giao diện kiểu mới


mặc dù vẫn mang một nét gì đó rất “google”, thế nhưng giao diện trên lollipop khác nhiều so với kitkat.

giao diện mới này được google gọi là material, sử dụng nhiều màu sắc tươi sáng hơn, chú trọng vào các hiệu ứng động khi chuyển cảnh, tắt, mở ứng dụng,… các hiệu ứng này đều đã được tối ưu, cho phép phản hồi nhanh và thao tác mượt mà. google cũng cung cấp cho lập trình viên một bộ công cụ giúp xây dựng các giao diện của ứng dụng một cách đồng bộ nhất có thể, trên tất các các thiết bị sử dụng hệ điều hành của google như điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ, xe hơi,….

hệ thống thông báo mới


hệ thống thông báo là một trong những điểm cải tiến đáng kể và tiện dụng nhất trên android lollipop. với cải tiến mới này, toàn bộ thông báo sẽ được hiển thị ngay trên màn hình khóa chứ không cần thêm một thao tác vuốt xuống như trước kia nữa. cũng như ios, người dùng có thể vào cài đặt để tùy chỉnh ẩn đi những nội dung nhạy cảm và không muốn hiển thị, chẳng hạn như tin nhắn, email,…,

ngoài ra, để tránh những thông báo dạng pop-up hiện ra đột ngột khi bạn đang chơi game hoặc xem phim,… lollipop cũng được thiết kế cho phép chúng ta truy cập hoặc ẩn đi những thông báo này một cách dễ dàng, và cũng có tùy chọn ưu tiên cho một vài ứng dụng hoặc liên kệ nào đó. ngoài ra, hệ điều hành sẽ theo dõi cách sử dụng của người dùng để đưa những thông báo quan trọng lên trên.

bổ sung thêm nhiều “cài đặt nhanh”


các shortcut giúp điều khiển nhanh phần cứng là một phần không thế thiếu trong trung tâm thông báo của bất kỳ hệ điều hành nào hiện nay. android là một trong những hệ điều hành đi đầu trong việc này, trung tâm thông báo của android kitkat chứa khá nhiều các shortcut, chẳng hạn như bật tắt wi-fi, bluetooth, gps,… thế nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của nhiều người.

ở android lollipop, google đã bổ sung thêm các shortcut bật tắt nhanh đèn flash, wi-fi hotspot, khóa xoay màn hình,...đa dạng và tiện dụng hơn.

dùng smartwatch để mở khóa smartphone


sau sự ra mắt của android wear, các thiết bị dạng đeo (đặc biệt là smartwatch) ngày càng trở nên tiện dụng, thông minh và gắn kết tốt hơn với smartphone. android lollipop cũng là một bước tiến mới giúp thu hẹp khoảng cách giữa 2 thiết bị này.

với lollipop, smartwatch sau khi được ghép đôi với điện thoại có thể coi như là một “chiếc chìa khóa thông minh”, và khi phát hiện smartwatch nằm trong phạm vi cho phép gần với smartphone, smartphone sẽ tự động được mở khóa mà không cần các thao tác như quét vân tay, nhập mật khẩu.

mặc định mã hóa dữ liệu


hệ điều hành android vốn bị cho là không mấy an toàn và có cơ chế bảo mật khá lỏng lẻo, thế nhưng, google đã có một chút thay đổi nhằm cải thiện vấn đề này.

chế độ mã hóa để bảo vệ dữ liệu vốn đã được trang bị trên hệ điều hành này từ lâu, nhưng ở chế độ cho phép người dùng tùy chọn bật hay tắt. ở phiên bản hệ điều hành mới, tính năng này được thiết lập mặc định là luôn mở, nhằm bảo vệ dữ liệu của người dùng dù cho có bị mất máy.

giao diện đa nhiệm cải tiến


giao diện quản lý đa nhiệm cũng là một cải tiến lớn trên android lollpop, hỗ trợ tốt hơn với những người hay lướt web trên thiết bị di động. giao diện này được gọi với cái tên recent (tức là những thứ vừa sử dụng), không chỉ là các ứng dụng vừa bật, màn hình này còn hiển thị các các lịch sử truy cập web từ trình duyệt chrome của người dùng.

giao diện quản lý đa nhiệm này cũng được sắp xếp lại thông minh và tiện dụng hơn, người dùng có thể truy cập lại các ứng dụng cũ của mình bằng các thao tác vuốt chạm một cách dễ dàng.

chia sẻ thiết bị với nhiêu người


tính năng “đa người dùng” vốn chỉ được sử dụng trên máy tính thì nay đã có trên cả máy tính bảng và điện thoại. mặc dù ngày nay, điện thoại thường mang tính cá nhân khá cao và tính năng này cũng không thực sự cần thiết, tuy nhiên nó sẽ thể hiện sức mạnh trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi cho mượn máy, cho trẻ em sử dụng, hoặc khi chúng ta mất máy, có thể đang nhập tạm thời vào một thiết bị của người thân để cùng sử dụng.

trợ lý google luôn sẵn sàng phục vụ
tính năng này biến chiếc điện thoại thành một trợ lý không bảo giờ nghỉ ngơi, cho phép chúng ta gọi google now ngay cả khi điện thoại tắt máy bằng cách ra lệnh giọng nói “ok google”.

tuy nhiên, tính năng này yêu cầu cả phần cứng hỗ trợ và không phải chiếc máy này cũng có thể làm được (hiện nay mới chỉ có nexus 6, nexus 9). theo google, tính năng này sẽ chỉ hoạt động nếu điện thoại được hỗ trợ digital signal processing (bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số).

tự động bật màn hình khi cầm điện thoại


dĩ nhiên tính năng khá hữu ích này cũng yêu cầu hỗ trợ từ phần cứng. ngày nay, các nhà sản xuất thường trang bị cho sản phẩm tính năng gõ 2 lần để mở khóa nhằm giúp người dùng thao tác tiện dụng hơn và giảm tải cho phím power. tuy nhiên, việc mở màn hình ngay khi người dùng cầm vào điện thoại còn nhanh và tiện lợi hơn nhiều.

chế độ tiết kiệm pin


đây là một trong những tính năng đáng mong đợi trên bất cứ smartphone nào.

google cung cấp cho lập trình viên một bộ công cụ giúp phát hiện mức độ tiêu thụ pin của các ứng dụng đang chạy, qua đó nhằm tối ưu thời lượng pin tốt hơn.

còn với người dùng cuối, chế độ battery saver trên thiết bị chạy android lollipop sẽ phát huy tác dụng khi điện thoại gần hết pin, tự động đóng những ứng dụng không cần thiết, qua đó có thể kéo dài thêm tới 90 phút sử dụng.

sử dụng art runtime thay vì dalvik
người dùng không cần quá quan tâm đến các môi trường này, tuy nhiên việc sử dụng mội trường art runtime có thể khiến hiệu năng thiết bị tăng tối đa 4 lần, ứng dụng chạy nền sẽ được nén lại nhằm tiết kiệm tài nguyên hệ thống và đặc biệt là tối ưu hóa phần cứng 64-bit trên các thiết bị mới hiện nay.