Kỹ thuật Vật lý trị liệu được mệnh danh là lĩnh vực “hạnh phúc nhất ngành Y”. Cùng tìm hiểu công việc của KTV Vật lý trị liệu để hiểu về niềm hạnh phúc đó nhé!


Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu là ai?


Kỹ thuật Vật lý trị liệu là lĩnh vực y học giúp người khuyết tật phục hồi các chức năng vốn có của cơ thể qua các kỹ thuật vật lý như: nhiệt độ, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng vị phóng xạ, xoa bóp, dưỡng sinh…

Khác với các phương pháp điều trị khác, điều trị bằng Kỹ thuật vật lý trị liệu được xây dựng dựa trên mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân như những người bạn để hỗ trợ người bệnh thực hiện các liệu trình điều trị một cách hiệu quả. Với những người khuyết tật bẩm sinh hoặc bị tai nạn mất chức năng cơ thể, việc phục hồi hình thể và chức năng hoạt động giúp người bệnh có thể trở lại hoạt động như người bình thường là điều vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc. Do đó công việc của Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu được xem là “nghề hạnh phúc nhất trong ngành y”, đánh dấu bắt ngoặt trong sự phát triển của y học hiện đại và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Công việc của Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu

Sau khi đăng ký tuyển sinh văn bằng 2 cao đẳng y dược hà nội thì Với tấm bằng Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu, Kỹ thuật viên có thể làm việc lại các phòng khám, bệnh viện trung ương hoặc tư nhân, các Trung tâm chỉnh hình – phục hồi chức năng, Trung tâm điều trị Vật lý trị liệu – Y học cổ truyền; Giám sát công việc của phụ tá, cố vấn bác sĩ phẫu thuật… Ngoài ra bác sĩ Vật lý trị liệu có thể điều trị tại nhà riêng của bệnh nhân khi người bệnh có yêu cầu do sức khỏe không cho phép.

Công việc của Kỹ thuật viên vật lý trị liệu bao gồm:
  • Nghiên cứu bệnh án của bệnh nhân hoặc lấy thông tin từ bác sĩ, thầy thuốc.
  • Quan sát hoạt động của bệnh nhân để chẩn đoán khả năng hồi phục.
  • Lên kế hoạch, đưa ra mục đích chữa bệnh và kết quả mong đợi khi chăm sóc người bệnh trong từng trường hợp cụ thể.
  • Sử dụng các biện pháp điều trị dựa trên kỹ thuật Vật lý trị liệu như: diễn tập kéo dài, thực hành điều trị và sử dụng các thiết bị để giảm đau, ngăn cơn đau và tạo điều kiện giữ gìn sức khỏe, sử dụng các thiết bị trợ giúp như nạng, xe lăn, chân giả, các điện cực dính áp dụng kích thích điện để điều trị chấn thương và cơn đau.
  • Đánh giá tiến trình điều trị bệnh, thay đổi kế hoạch chăm sóc và thử các liệu pháp chữa trị khác nếu cần thiết.
  • Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình làm thế nào để có được kết quả mong đợi và cách tốt nhất để phục hồi.

>>>> http://yduochn.com.vn/van-bang-2-cao-dang-duoc-ha-noi