Nhà tù Côn Đảo, từ lâu còn được gọi là “Địa ngục trần gian”. Đây là nơi thực dân Pháp đã bắt giữ nhiều chiến sĩ cách mạng Côn Đảo từ những năm 1940. Nhưng cho đến những giây phút cuối cùng các chiến sĩ cách mạng vẫn giữ trọn một lòng yêu nước kiên trung, bất khuất trước những đòn roi tra tấn của kẻ thù. Một trong những tấm lòng kiên trung, yêu nước tha thiết đó là chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong.
I. Chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong ưu tú của cách mạng Việt Nam
Lê Hồng Phong (tên thật là Lê Huy Doãn) sinh năm 1902, tại quê hương Nghệ An – mảnh đất có truyền thống yêu nước nồng nàn. Ông đã sớm giác ngộ được tinh thần đó và tham giao vào nhiều phong trào giải phóng dân tộc. Lê Hồng Phong là một trong những học trò ưu tú được Nguyễn Ái Quốc được lựa chọn và đào tạo trở thành cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Từ cúối năm 1923 – 1930, chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong đã sinh sống và học tập tại Trung Quốc. Ông đã tham gia nhiều hoạt động tổ chức như: “Tâm tâm xã” và lập ra tồ chức “Thanh niên cách mạng đồng chí hội”. Tháng 10/1926, đồng chí đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Trung Quốc ngày 10/2/1926.
Đồng thời vào thời điểm này, đồng chí được cử sang học tập tại các trường đào tạo phi công quân sự, học lý luận quân sự không quân. Năm 1926, đồng chí đã trở thành phi công đầu tiên của Việt Nam.
Sau nhiều năm học tập và hoạt động ở nước ngoài, đến tháng 11/1931, đồng chí Lê Hồng Phong đã trở về nước và chính thức tham gia vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Click image for larger version. 

Name:	000.jpg 
Views:	28 
Size:	63.0 KB 
ID:	55
Xem thêm: Vé tàu đi Côn Đảo
Năm 1935, đồng chí được bầu làm Tổng bí thư của Đảng ngay trong Đại hội lần thứ nhất được tổ chức ở Macao. Sau đó, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu là ủy viên Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản trong Đại Hội VII Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva. Cũng trong năm này, đồng chí đã được tổ chức hôn lễ với bà Nguyễn Thị Minh Khai – một nữ chiến sĩ cách mạng anh hùng.
Trong lúc đang hoạt động các phong trào sôi nổi, đồng chí Lê Hồng Phong đã bị thực dân Pháp bắt ở Chợ Lớn – Sài Gòn vào tháng 11/1937. Đồng chí bị kết án 6 năm tù giam với lý do dùng thẻ căn cước giả. Sau đó, đồng chí bị đưa về quản thúc ở quê nhà. Ngay sau khi được thả tự do, đồng chí lại tiếp tục quay lại và hoạt động cách mạng ở Sài Gòn.Chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong bị mật thám Pháp bắt giam tại nhà tù Côn Đảo năm 1940.
II. Tinh thần yêu nước, kiên cường của chiến sĩ cách mạng Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo là một trong nhà tù do thực dân Pháp xây dựng lên vô cùng khắc nghiệt nhằm bắt giữ các chiến sĩ cộng sản của Việt Nam. Tại đây, các chiến sĩ bị bắt giam ở những khu “Chuồng cọp” chỉ rộng 5m2, không có giường và phải nằm trên đất đồng thời bị cùm kẹp tra tấn hết sức dã man.
Xem thêm: cá thu một nắng Côn Đảo
Cũng giống như chiến sĩ cách mạng Nguyễn An Ninh hay các chiến sĩ cách mạng khác, chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong đã bị bọn thực dân Pháp cùng mọi cực hình để tra tấn dã man. Nhưng với tinh thần dũng cảm, mạnh mẽ cùng lòng yêu nước tha thiết, đồng chí Lê Hồng Phong và các chiến sĩ cách mạng Côn Đảo không hề nao núng đến tận giây phút cuối cùng. Chính tinh thần của đồng chí Lê Hồng Phong đã tiếp thêm sức mạnh cho các đồng chí khác giữ vững niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của Cách mạng.
III. Ghi nhớ tinh thần yêu nước của chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong
Sau hơn 40 năm chiến tranh đã đi qua, nhà tù Côn Đảo đã trở thành địa điểm lịch sử được nhiều lượt khách đến thăm quan. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách nhất tại Côn Đảo.
Du khách khi tới đây sẽ được cảm nhận được tinh thần yêu nước của chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong cũng như các chiến sĩ cách mạng Côn Đảo khác. Nếu bạn có dịp đến Côn Đảo thì hãy ghé thăm nơi được gọi là “Địa ngục trần gian” này để thắp nén hương tưởng nhớ tới các chiến sĩ, những người anh hùng đã hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nguồn: http://condaotour.com.vn/tintuc/chie...si-kien-cuong/