Ngành nghề kinh doanh vận tải hiện nay phát triển một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển vì vậy rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải xuất hiện. Để có thể thành lập doanh nghiệp vận tải thì cần đáp ứng và thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải với nội dung như dưới đây theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: thành lập công ty 100 vốn nước ngoài

Căn cứ theo pháp luật về luật doanh nghiệp và các nghị định của chính phủ, thông tư, các quyết định thì thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải gồm:
1. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.

2. Hồ sơ bao gồm
+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp vận tải
+ Dự thảo điều lệ;
+ Danh sách thành viên, cổ đông của Doanh nghiệp;
+ Hợp đồng lao động(nếu có);
+ Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần hoặc thành viên sáng lập Công ty TNHH:
– Đối với cá nhân: CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
– Đối với tổ chức: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Biên bản, Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền, CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
+ Biên bản xác nhận vốn góp của các thành viên tham gia thành lập công ty nếu tài sản góp vốn bằng tài sản cố định như Ô tô, bất động sản,….
Bạn nên đọc thêm Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh ở TPHCM

3. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết
+ Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
+ Công an tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính cấp dấu pháp nhân;
+ Cục thuế cấp mã số thuế;
Thời gian giải quyết thủ tục là 06 ngày làm việc, trừ ngày nghỉ và ngày lễ;

4. Kết quả thủ tục hành chính
Khi hồ sơ được duyệt thì kết quả nhận được là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra trước khi thành lập doanh nghiệp vận tải cần xác định được tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp( loại hình phổ biến hiện nay là công ty cổ phẩn, công ty TNHH và hợp tác xã), ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ dự kiến,…

Tuy nhiên, những thủ tục cũng như những văn bản pháp luật có thể được thay đổi, bổ sung vì vậy người sử dụng cần tham khảo ý kiến các chuyên gia luật sư về vấn đề thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải hay những loại hình doanh nghiệp khác để đảm bảo chính xác cũng như việc thực hiện được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Xem thêm: thành lập công ty event, thành lập công ty giáo dục, thành lập công ty giao hàng