Các doanh nghiệp hiện nay chỉ cần những người có nghề hơn là những người có bằng, cho nên học đại học hay học cao đẳng giờ đây không còn giá trị mà quan trọng chủ yếu được đánh giá dựa trên những kiến thức mà bạn đang có.

Theo như phóng sự "ĐH Bình Dương tuyển sinh khối A cho ngành học khối C" của Chuyển động 24h phát sóng vào ngày 10/4/2018 vừa phản ánh về việc trong năm 2018 Trường Đại học Bình Dương yêu cầu thí sinh thi khối A1 (Toán - Lý - tiếng Anh) để vào học khối C.

Theo như thông báo tuyển sinh năm nay, trường ĐH Bình Dương, tổ chức tuyển sinh khối A1 cho các ngành xã hội, nhân văn, lí giải về điều này, đại diện của trường cho biết, trong năm học trước nhà trường đã tuyển sinh được trên 20 sinh viên cho khối xã hội - nhân văn bằng khối A1 và kết quả đạt được là các em đang học rất tốt. Trong mùa tuyển sinh năm nay, nhà trường tiếp tục thực hiện tuyển sinh cho 3 khối ngành Văn học, Xã hội học và Việt Nam học bằng khối A1.


Theo lời giải thích của ông Nguyễn Ngọc Chiến (Phân hiệu Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Bình Dương): "Xu hướng đào tạo của thế giới hiện nay là đang chuyển dần từ cung cấp kiến thức sang cung cấp phương pháp, kỹ năng và thái độ, cho nên việc các em chọn học ngành gì giờ đây đã không còn phụ thuộc nhiều vào khối xét tuyển nữa."

Bạn Bạch Thị Thúy, sinh viên năm thứ 2 của ngành Việt Nam học, trường Đại học Bình Dương, là một trong số ít những sinh viên thi vào ngành này bằng tổ hợp 3 môn Toán - Lý - tiếng Anh: "Mới đầu, lựa chọn của em là theo học ngành kinh tế nhưng đến khi vào trường em thấy có ngành du lịch nên em đã chọn ngành này bởi nó hợp với sở thích cũng như năng lực của mình".

Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng đồng tình với việc đào tạo theo kiểu như thế này. Theo chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung (Viện Giáo dục TP.HCM IRED), điều quan trọng nhất đối với các em học sinh hiện nay là chọn được ngành nghề mà mình yêu thích, để căn cứ từ đó chọn học môn nào để phù hợp với cái nghề mà mình đã lựa chọn.

Ông Trung cho biết thêm: "Mình chọn học một cái nghề chứ không phải là chọn học một cái ngành, nếu chọn ngành thì kết quả là sau 4 năm ra trường các em sẽ không có nghề ngỗng gì cả, chỉ có một tấm bằng. Mà các doanh nghiệp thì lại không cần những người có bằng, chỉ cần những con người có nghề àm thôi."

Bạn Lê Hoàng Duy, sinh viên ĐH Bình Dương chia sẻ: "Ngày xưa em học khối A và khối D1, bây giờ em đang học Quản trị kinh doanh. Nhưng em thích một ngành không liên quan đến những gì mình đang học là ngành truyền thông."

Một thực tế hiện nay tại tất cả các trường đại học, cao đẳng cho thấy, có không ít sinh viên đã học giữa chừng rồi mới phát hiện ra mình thích hợp với ngành khác. Vì vậy, nếu cứ tuyển sinh bằng mọi giá, thì nguy cơ các em bỏ học giữa chừng hoặc bị buộc thôi học sẽ diễn ra phổ biến như đã từng thấy ở nhiều trường đại học lớn hiện nay, gây lãng phí tiền của và lãng phí nhân lực của xã hội.

Nguồn: caodangduochanoi.vn