Bệnh trĩ là một bệnh xảy ra ở hậu môn. Bệnh trĩ hay còn có tên gọi khác là lòi dom,mang đến rất nhiều phiền toái cho người bệnh khi mắc phải. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay bệnh trĩ có thể tìm gặp đến bất kì ai, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Đặc biệt là những người làm công việc văn phòng, phải ngồi nhiều, hay những người có thói quen dùng điện thoại, đọc sách báo khi đi vệ sinh. Hay những người thường xuyên bị táo bón, nóng trong, phụ nữ sau sinh.
Thế nào là bệnh trĩ?
Bệnh trĩ là một loại bệnh xảy ra ở vùng hậu môn. Bệnh thường gây đau rát cho bệnh nhân, xuất huyết hậu môn khi đi vệ sinh. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây đau rát, đi lại khó khăn, ngứa liên tục vùng hậu môn. Gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh trĩ
Khi bệnh nhân mới mắc bệnh sẽ có những biểu hiện ngứa dâm dan ở vùng hậu môn. Khi bệnh đã tiến triển nặng sẽ xuất hiện máu khi đi ngoài và cảm giác đau đớn tăng dần lên. Khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, lúc này các búi trĩ sẽ bị sa hẳn ra bên ngoài hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh, hoặc sau mỗi lần vận động mạnh, đứng lên ngồi xuống. Mỗi lần các búi trĩ sa ra ngoài lúc này chúng không thể tự rút lại vào trong được nữa mà phải dùng lực hoặc tay để đưa chúng quay trở lại bên trong.
Khi các búi trĩ của bệnh nhân đã không thể tự co lại vào trong lúc này bệnh đã tiến triển đến mức rất nặng. Vào giai đoạn này của bệnh, bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ các búi trĩ để chấm dứt tình trạng đau đớn và chảy máu thậm chí là có nguy cơ tử vong.
Bệnh trĩ được chia ra làm hai loại đó là: Trĩ nội và trĩ ngoại. Cách để phân biệt hai loại trĩ này dựa trên đặc điểm và tính chất khác nhau của chúng.
Trĩ ngoại là do các tĩnh mạch phía dưới bị rối, suy giảm. Đúng như tên gọi, vì là bên ngoài nên bệnh nhân có thể nhìn thấy và phát hiện các búi trĩ bằng mắt thường vì chúng nằm bên ngoài hậu môn. Trĩ ngoại ít gây ra xuất huyết cho người bệnh.
Trĩ nội là những búi rối của tĩnh mạch gấp khúc lại với nhau và nằm sâu bên trong thường là phía trên đường lược. Các búi trĩ này gây ra tình trạng xuất huyết cho bệnh nhân. Khi bệnh đã phát triển nặng các búi trĩ sẽ sa ra ngoài gây đau đớn và bất tiện cho người bệnh.
Những trường hợp bệnh đặc biệt đo là bệnh nhân mắc cùng một lúc cả trĩ nộitrĩ ngoại. Bệnh tình lúc này rất khó để chữa trĩ, phát triển bất bình thường, gây cho bệnh nhân nhiều tổn thương nặng, xuất huyết nhiều, khó khăn mỗi khi đi đại tiện. Khi để bệnh tình diễn ra lâu có thể gây viêm hậu môn, nhiễm trùng các búi trĩ nặng hơn có thể gây ra các biến chứng nặng hơn như ung thư trực tràng, hoại tử hậu môn, tử vong nếu xuất huyết nhiều và liên tục.
Đối với những trường hợp bị trĩ nặng, khi các búi trĩ đã bị sa ra ngoài hậu môn thường xuyên và xảy ra tình trạng xuất huyết thì không có cách nào khác là bệnh nhân phải phẫu thuật kịp thời để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nhưng khi bện mới chỉ ở giai đoạn đầu chúng ta có nhiều cách để điều trị , tránh gây đau đớn khi bệnh phát triển nặng thêm. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số các chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian rất hiệu quả, được nhiều bệnh nhân áp dụng.
Những bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ
Rau diếp cá.
Các bạn có thể ăn sống lá rau diếp cá tươi. Trước khi dùng nên rửa sạch và ăn kèm với các món trong bữa ăn. Rau diếp cá cũng có thể ép lấy nước uống rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên uống loại nước này mỗi ngày để bệnh tình được cải thiện.
Dùng lá diếp cá để xông hơi vùng hậu môn. Lấy một lượng lá diếp cá vừa phải, đun lên sau đó thực hiện phương pháp xông hơi với vùng hậu môn. Sau khi nước xông đã nguội bớt, bạn nên ngâm vùng hậu môn lại vào nước vừa xông từ 3-5 phút. Rồi lấy bã xông đắp lên hậu môn một lúc rồi bỏ ra.
Cây thiên lý
Các bạn có thể lấy lá non của cây thiên lý, rửa thật sạch sau đó cho muối vào trộn thật đều. Sau khi đã trộn đều chúng ta sẽ giã hỗn hợp đó ra và đổ thêm vào đó tầm một chút nước ấm khuấy cho thật đều và dùng khăn bông để lọc lại, chỉ lấy nước. Sau đó cho một miếng bông vào hôn hợp nước thiên lý vừa thu được thấm lên vùng hậu môn từ 1-2 lần / ngày.
Lá thiên lý ép cũng là một bài thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Mùi nước ép của lá thiên lý tươi hơi khó uống, vậy nên bạn không nên uống những cốc quá to mà nên chia ra những chén nhỏ. Uống 4-5 lần / ngày.
Lá sung.
Để bài thuốc từ lá sung đạt được hiệu quả bạn cần chuẩn bị lá sung là nguyên liệu chính, sau đó thêm các nguyên liệu, ngải cứu, cải cúc, lá lốt, nghệ tươi. Sau đó rửa sạch tất cả các nguyên liệu. Cho tất cả vào nồi. Đổ khoảng 1.5l nước đun đến khi sôi. Sau khi nước đã sôi, các bạn vặn thật nhỏ lửa, đun thêm 15-20 phút sau đó đem ra để xông hơi vùng hậu môn. Sau khi đã xông hơi xong, nước xông vẫn còn ấm, bạn nên ngâm hậu môn khoảng tầm 3-5phút. Sau đó dùng bã để đắp lên hậu môn tầm 1-2phút. Mỗi ngày đều làm như vậy tình trạng trĩ sẽ được cải thiện. Từ trĩ nhẹ đến khỏi hẳn.
Thầu dầu tía.
Chuẩn bị cây thầu dầu tía và lá vông với tỉ lệ bằng nhau sau đó đem cả 2 cây này giã nát cho ra nước. Sau khi đã có hỗn hợp cây dầu tía và lá vông bạn nên đổ hỗn hợn này ra một miêng khăn sạch, gói lại rồi đắp lên hậu môn trong khoảng 5-6 phút rồi dùng khăn sạch lau lại hậu môn. Với bài thuốc này bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1-2 lần. Sau chừng 1 tuần sẽ thấy tình hình bệnh được cải thiện đáng kể.
Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc dân gian.
Nhưng bài thuốc dân gian hầu hết là những nguyên liệu chúng ta có được trong thiên nhiên để chữa bệnh tại nhà. Do vậy những bài thuốc này chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân mới bắt đầu bị bệnh, bệnh còn nhẹ. Vì là bài thuốc thiên nhiên nên bệnh nhân cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian đều đặn để đạt được hiệu quả.
Những bài thuốc trên chỉ thực sự phát huy tắc dụng đối với những người mắc trĩ ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh nhân đã có những dấu hiệu ở cấp độ nặng hơn thì những bài thuốc kể trên không còn tác dụng để chữa khỏi hoàn toàn nữa mà chỉ hỗ trợ và làm giảm cảm giác đau cho bệnh nhân. Do vậy khi trĩ đã ở cấp độ nặng bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để khám và chữa bệnh kịp thời, tránh để tình trạng diễn ra quá lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.