Làm nhân viên điều dưỡng ở Việt Nam là ước mơ của nhiều người trẻ VN, tuy nhiên với nghề điều dưỡng ở Nhật Bản thì người dân nơi đây lại không mấy hứng thú, do đó việc các bạn đi du học nhật bản ngành điều dưỡng là cơ hội việc làm tốt nhất ở nhật bản

Việc có đủ nhân viên điều dưỡng đang là vấn đề cấp thiết tại Nhật Bản, quốc gia có dân số bị già hóa, Japan Times đưa tin.

Việc có đủ nhân viên điều dưỡng đang là vấn đề cấp thiết tại Nhật Bản, quốc gia có dân số bị già hóa

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản ước tính năm 2025, cứ 5 người thì có 1 người sẽ bước vào tuổi 75 và 1 trong 5 người già trên 65 tuổi sẽ bị mất trí nhớ.
nhân viên điều dưỡng, điều dưỡng viên, hộ lý, viện dưỡng lão, người cao tuổi

Trước tình hình cấp bách trên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra một kế hoạch hành động vào đầu tháng 7/2016, vạch ra các biện pháp để đảm bảo đủ nhân viên điều dưỡng cho quốc gia này.

Thực tế số lượng điều dưỡng viên đã tăng gấp ba lần từ 550.000 người vào năm 2000 lên 1,71 triệu người vào năm 2013, theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản.

Tuy nhiên, số lượng này không đáp ứng đủ nhu cầu gia tăng nhanh chóng, kết quả là ngành điều dưỡng tại Nhật luôn rơi vào tình trạng thiếu nhân lực.

Theo ước tính của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội, Nhật Bản sẽ cần 2,53 triệu điều dưỡng viên trong năm 2025, nhưng con số này sẽ giảm xuống chỉ còn 377.000 người.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu hụt này là do công việc điều dưỡng yêu cầu phải có sức khỏe tốt nhưng thu nhập không cao.

Một nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản công bố vào năm 2015 cho thấy lương trung bình một tháng của một nhân viên điều dưỡng làm toàn thời gian là khoảng 220.000 yên (43 triệu đồng), thấp hơn 110.000 yên (21,6 triệu đồng) so với mặt bằng chung của toàn ngành điều dưỡng.

có thể bạn quan tâm: xuat khau lao dong nhat ban nganh dieu duong
Một điều dưỡng viên cần phải có sức khỏe và thần kinh vững vì họ phải hỗ trợ cho những người cao tuổi và có thể luôn ở trong tình trạng báo động trong suốt ca làm việc của mình, đặc biệt là khi chăm sóc các bệnh nhân mất trí nhớ

Các nhân viên điều dưỡng cũng phải trực xuyên đêm khoảng 4-6 lần một tháng, Shinichi Nakatani, một nhân viên điều dưỡng tại viện dưỡng lão Yushima no Sato ở Tokyo, cho hay.

"Những ca xuyên đêm rất căng thẳng vì bạn phải chăm sóc khoảng 14-25 người cùng lúc", Nakatani nói. "Bạn không bao giờ biết rắc rối gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian đó".

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, số lượng điều dưỡng viên được bồi thường vì các bệnh về tâm thần đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, từ 66 người trong năm 2009 lên 140 người trong năm 2014.

Để giảm gánh nặng cho các nhân viên, một số trung tâm điều dưỡng đã bắt đầu sử dụng robot, bao gồm cả robot mặc quần áo cho những người cao tuổi.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã triển khai những chiến lược quy mô hơn. Những điều dưỡng viên, hộ lý ngoại quốc sẽ được cấp giấy phép thường trú sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo tại Nhật và vượt qua được các kỳ kiểm tra nghiệp vụ.

Nhật Bản cũng chấp nhận các ứng viên tới từ Indonesia, Philippines và Việt Nam theo các thỏa thuận hợp tác kinh tế.

Theo chương trình EPA, những người vượt qua kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý có thể tiếp tục làm việc tại Nhật Bản. Cuối năm tài khóa 2015, Nhật Bản đã chấp nhận 2.069 nhân viên điều dưỡng nước ngoài, trong đó có 317 người vượt qua các kỳ đánh giá.

Chương trình đưa người đi thực tập sinh nhật bản đang được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động triển khai. tuy nhiên chương trình điều dưỡng thì không phải đơn vị nào cũng được phép làm.

>> cơ hội du học nhật bản ngành điều dưỡng