1. Phản ứng quang chu kỳ của cây hoa cúc
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tới cây hoa cúc, các tác giả Yulian và Fujime (1995) [77] đưa ra kết luận cúc là cây ngày ngắn, ưa sáng và đêm ưa lạnh. Thời kỳ đầu cây non mới ra rễ, cây cần ít ánh sáng, trong quá trình sinh trưởng, ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho cây chậm lớn và chất lượng hoa giảm. Quang chu kỳ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của cúc: khi thời gian chiếu sáng bằng hoặc ngắn hơn độ dài chiếu sáng tới hạn thì hình thành mầm hoa và nụ, khi thời gian chiếu sáng dài hơn độ dài chiếu sáng tới hạn thì không thể hình thành mầm hoa. Quang chu kỳ ảnh hưởng đến chất lượng hoa cúc: giai đoạn sinh trưởng cây cần ánh sáng ngày dài trên 13 giờ, thời kỳ phân hóa mầm hoa cây cần ánh sáng ngày ngắn từ 10-11 giờ/ngày-đêm thì chất lượng hoa cúc tốt nhất (Narumon, 1988)[63]; (Strojuy, 1985)[71]

Tham khảo thêm các dịch vụ của Luận Văn 1080:

+ nhận làm luận văn
+ nhận chạy SPSS
+ Dịch vụ làm assignment

2. Yêu cầu về nhiệt độ của cây hoa cúc
– Nhiệt độ: là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa của cúc. Cây hoa cúc có nguồn gốc ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ, theo Myster (1995) [62], Langton (1997) [55], Narumon (1998) [63] thì nhiệt độ cho cây cúc sinh trưởng phát triển tốt là 15-200C. Cúc có thể chịu được nhiệt độ từ 10-350C, nhưng trên 350C và dưới 100C sẽ làm cúc sinh trưởng và phát triển kém (Yeun Joo Huh và cs, 2005)[75].

Các tác giả Hoogeweg (1999) [47], Anke van der Ploeg [35], [36] thì cho rằng nhiệt độ tối thích cho sự ra rễ của cúc là 160C-200C. Nhiệt độ này phù hợp với điều kiện mùa Xuân và mùa Thu của miền Bắc Việt Nam, trong điều kiện thời tiết miền Bắc Việt Nam việc giâm cành cúc trong mùa Hè là hết sức khó khăn. (Đặng Văn Đông, 2005)[8].

Theo Strelitus và Zhuravie (1986) [70], thì tổng tích ôn của hoa cúc là 17000C và nhiệt độ thích hợp là 20-250C, nhiệt độ thấp<100C kìm hãm sự phát triển của hoa, nhiệt độ cao>300C ảnh hưởng xấu tới màu sắc hoa, độ bền hoa. Tác giả Okada (1999) [65], Anderson (2001)[38] cũng cho rằng: sự ra hoa của cây cúc ngoài ảnh hưởng của quang chu kỳ, còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Nụ đã được phân hoá nếu gặp nhiệt độ thấp, quá trình phát dục sẽ bị chậm nên hoa cũng nở muộn. Thời gian nở hoa sớm hay muộn tuỳ thuộc vào chế độ nhiệt độ và đặc tính di truyền của giống.

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự ra hoa của các giống cúc tại châu Âu, Karlson và cộng sự [50], [51] chia cúc làm 3 nhóm:

– Nhóm giống không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ: trong phạm vi từ 10-270C, nhiệt độ không ảnh hưởng gì đến sự phân hoá và phát dục của hoa. Nhưng nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ trên sẽ ức chế sự ra hoa.

– Nhóm giống bị nhiệt độ thấp ức chế ra hoa: bình thường chúng bắt đầu phân hoá mầm hoa từ 160C trở lên, nhiệt độ thấp hơn 160C sẽ ức chế sự phân hóa hoa.

– Nhóm giống bị nhiệt độ cao ức chế ra hoa: thời điểm bắt đầu phân hoá hoa của nhóm này ở nhiệt độ cao (>200C) nhưng nếu nhiệt độ quá cao (trên 350C) kéo dài thì sự phát dục của nụ bị ngừng trệ.

Theo các tác giả Rijsdijk và cộng sự (2000) [66], thì nhiệt độ ảnh hưởng tới cây hoa cúc thể hiện ở hai mặt:

– Nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển nụ và thúc đẩy quá trình nở hoa.

– Nhiệt độ ảnh hưởng tới màu sắc, chất lượng hoa: ở nhiệt độ cao, màu sắc hoa nhạt, không đậm.

Trong một nghiên cứu với 6 giống hoa cúc được đem so sánh (Larsen and Persson, 1999)[56], kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác nhau nào giữa các giống trong quá trình ra hoa phản ứng với cường độ ánh sáng, nhưng lại cho thấy có sự khác nhau rõ rệt đối với phản ứng về nhiệt độ.

3. Yêu cầu về ẩm độ của cây hoa cúc
– Ẩm độ: cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng đồng thời là cây có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thuận lợi cho cúc sinh trưởng. Nếu ẩm độ không khí quá cao sẽ làm cho hoa dễ bị thối nát, cây dễ bị đổ non, gây khó khăn cho việc thu hoạch (Hoogeweg, 1999) [47], (Margaretha Blom-Zandstra và cs, 2006)[58]. Trong quá trình sinh trưởng tùy theo thời tiết mà luôn cung cấp đủ lượng nước cho cúc bằng biện pháp bơm nước tưới cho cây (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003) [7].