Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động.
Như chúng ta đã biết trong thời đại hội nhập như hiện nay, khoa học công nghệ bùng nổ thì càng không thể thiếu vai trò của người dân có trình độ công nghệ cao. Theo Becker (1964), nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 1992, không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục. Việc thực hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến về trình độc học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho người dân.

Tham khảo các dịch vụ luan van sau:
+ dich vu lam luan van thue
+ làm chuyên đề tốt nghiệp
+ dịch vụ làm tiểu luận thuê

Điều đó cho chúng ta thấy khi người dân đạt được một trình độ học vấn nhất định họ sẽ có khả năng tiếp thu thông tin cũng như khả năng phát huy chuyên môn của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, những người có trình độ học vấn càng cao thì cơ hội họ tìm được một công việc tốt và thích hợp sẽ dễ dàng hơn so với những người khác. Mặt khác, một điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là việc đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng năng suất cho chính bản than họ. Từ đó sẽ làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân (Becker, 1964).

Người dân là nhân tố sang tạo ra kỹ thuật công nghệ và trực tiếp sử dụng chúng vào quá trình phát triển kinh tế. Do đó ta có thể nhận thấy việc nâng cao trình độ học vấn và trang bị kiến thức chuyên môn cho người dân sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả cao. Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, giáo dục được xem như là một hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (Trần Nam Bình, 2002). Chính vì thế, giáo dục được coi là quốc sách. Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển chỉ ra rằng ở những quốc gia mà người dân có trình độ học vấn cao thường có trình độ phát triển cao hơn (Becker 1964, Mincer 1974, Krueger và cộng sự 2001, Aghion và cộng sự 2009). Các học giả đều cho rằng đào tạo là yếu tố sản xuất quan trong trong hàm sản xuất của nền kinh tế. Sự đầu tư cho giáo dục sẽ làm tăng chất lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phát triển giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực, có khả năng huy động, tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội” (Nguyễn Hữu Long, 2004).

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức, kỹ năng, trình độ và nhân cách nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động cá nhân và sự phát triển của xã hội.

Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tích lũy vốn, tăng thu nhập người lao động. Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Giáo dục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trường sẽ gắn với nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ. Giáo dục đào tạo lớp người có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học, công nghệ, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước.

Sự gia tăng trình độ học vấn dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Vì vậy các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hành động nhằm nâng cao trình độ học vấn của người dân. Các tranh luận rằng Chính phủ nên hỗ trợ nhiều cho giáo dục vì giáo dục cần và tốt cho tăng trưởng kinh tế và phát triển giáo dục.