Ngoài thú vui chơi hòn non bộ, cây cảnh bonsai, sân vườn hay nuôi cá cảnh thì thú vui chơi đá cảnh cũng rất thịnh trong những năm gần đây. Để thỏa mãn niềm đam mê của mình, nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi ra số tiền không hề nhỏ để được sở hữu món đồ mà mình thích.

Chơi đá cảnh - Thú vui tao nhã nhưng lắm công phu của nhiều người Việt.

Những câu chuyện của đá được linh mục Thăng đưa đi tham dự trong nhiều cuộc triển lãm của Hội Sinh vật cảnh tại Đà Nẵng. Những bộ sưu tập đá của ông không những đã dành được nhiều huy chương mà luôn thu hút sự chú ý của giới thưởng ngoạn...

Từ những bộ sưu tập đá

Từng biết Linh mục Nguyễn Trường Thăng đã lâu, từ thời ông còn quản xứ Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), tuy nhiên mãi đến khi ông về Quản xứ Thanh Bình, Hạt trưởng Hạt Đà Nẵng (1998-2006) thì tôi mới có dịp nhiều lần ghé thăm ông.

Ngoài niềm đam mê nghiên cứu về văn hóa Chămpa, ông cũng dành thời gian nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật, lịch sử và con người Quảng Nam. Một trong những lần như vậy, tôi thật may mắn được ông giới thiệu về những bộ sưu tập đá kiểng khá độc đáo, quý hiếm mà ông đã bỏ công sưu tập trong nhiều năm.



Linh mục Thăng cho biết, phần lớn bộ sưu tập đá của ông được hình thành qua quá trình nghiên cứu về văn hóa Chămpa ở giai đoạn quản xứ Trà Kiệu. Điều thú vị đáng nói, trong số các bộ sưu tập gồm nhiều khối đá cảnh với hình dạng tự nhiên, phong phú. Khá bất ngờ khi nhận ra bộ chân dung danh nhân, với những nét sống động tạo nên những gương mặt quen thuộc gần gũi như:

Chúa Giêsu, nhạc sĩ Mozart, nhạc sĩ Văn Cao, kiến trúc sư Kazik... Để thuận lợi cho người thưởng ngoạn trong việc đối chiếu so sánh, bên cạnh mỗi chân dung bằng đá, ông luôn kèm theo một chân dung nhỏ (tượng, hoặc ảnh) có nét mô phỏng tương tự của nhân vật được đặt tên.

Theo Hán tự, thú chơi đá cảnh được gọi là ngoạn thạch, đòi hỏi nghệ thuật rất công phu. Người chơi đá còn phải có nhân duyên mới truy tìm được cục đá như ý, vì đây là món quà vô giá của thiên nhiên mà con người không thể tạo tác được. Họ luôn quan tâm cái nội hàm của cục đá hơn hẳn cái hình sắc bề ngoài của cục đá. Ví như vẻ đẹp bên ngoài của con người được xem là xác thân, thì phần bên trong của con người mới là “hồn phách”.

Hơn thế nữa, nguyên tắc cơ bản hàng đầu của thú chơi đá cảnh là phải giữ nguyên hình dạng của đá, bất kỳ một sự can thiệp nào sẽ làm viên đá không còn giá trị. Với linh mục Thăng, chơi đá cảnh và nhất là chân dung đá cảnh, phải có thời gian chiêm nghiệm, lắng nghe ngôn ngữ của đá, thì mới hiểu ra cái ý nghĩa lạ lùng của đá. Việc “lắng nghe” ấy, có khi diễn ra một thời gian rất dài, có khi xảy ra trong chớp nhoáng.

Chẳng hạn, vào khoảng năm 1999, một người bạn mang đến cho ông vài khối đá nhỏ. Chỉ 5 phút sau, ông nhận ra trong đó có một chân dung nhạc sĩ Văn Cao. Thế là từ ấy, “chân dung Văn Cao” đi đến đâu cũng được trầm trồ, khen ngợi. Và đã được linh mục mang theo trong các lần triển lãm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, chân dung nhạc sĩ Mozart, sau khi tản đá được để một thời gian dài, ông mới nhận thấu và đặt đúng tên gọi. Chân dung Chúa Giêsu được linh mục Thăng đặt tên là Bể dâu, có lẽ là một pho tượng sống động hơn cả. Thoáng nhìn, một cách thật tự nhiên, người xem cảm nhận ra ngay một gương mặt chứa đựng, gánh trải những ý nghĩa triết lý giữa đạo và đời.

Những câu chuyện của đá được linh mục Thăng đưa đi tham dự trong nhiều cuộc triển lãm của Hội Sinh vật cảnh tại Đà Nẵng. Những bộ sưu tập đá của ông không những đã dành được nhiều huy chương mà luôn thu hút sự chú ý của giới thưởng ngoạn.



Đến những bất ngờ

Với mỗi chân dung sưu tập, linh mục Thăng dường như đều có những kỷ niệm gắn liền về chính con người thật hoặc về pho tượng đá. Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997), tên gọi thân mật Kazik, là một kiến trúc sư, nhà bảo tồn người Ba Lan có nhiều đóng góp cho di sản văn hóa Mỹ Sơn, từng là người bạn thân thiết của linh mục Thăng khi ông còn phụ trách giáo xứ Trà Kiệu.

Lúc Kazik đột ngột qua đời, linh mục Thăng đang ở Pháp đã thốt lên: “Kazik đã chết thật rồi sao?”. Ông không thể cầm được nước mắt. Một mất mát quá lớn. Chính vì vậy, khi ngang qua một bãi truông, bất ngờ bắt gặp một khối đá thô tháp có hình dạng Kazik, linh mục Thăng cảm nhận như một cuộc hội ngộ diệu kỳ với người bạn tri âm. Ông khẳng định, ở pho tượng này phía trước giống chân dung Kazik, phía sau lại giống một vị vua Chămpa.

Một bất ngờ khác, bên cạnh tác phấm Hóa tinh thạch - một viên đá rất lạ, người xem sẽ rất thú vị khi nhìn thấy kèm theo một bức ảnh có hình dáng tương tự mang tên “Viên đá hỏa tinh Adirendack” được chụp cận cảnh từ phi thuyền thám hiểm Spirit do Nasa Hoa Kỳ công bố ngày 24/1/2004.

Nhìn thoáng qua, hai viên đá này giống như anh em sinh đôi. Tôi hỏi, phải chăng có sự liên quan nào đó từ hai viên đá này? Linh mục Thăng cười nói: “Chuyện đó chỉ các nhà khoa học không gian mới trả lời được. Còn tôi sở dĩ lưu giữ lại trang báo này vì thấy hai viên đá thật sự giống nhau...”.

Không chỉ say mê với các bộ sưu tập đá, linh mục Thăng lúc sinh thời còn quyết tâm chạy đua với thời gian để hoàn thành tập sách Lưu dấu Chămpa, một tập sách tập hợp những hình ảnh về các cổ vật Chămpa mà ông đã bỏ công đeo đuổi nghiên cứu, sưu tập gần như suốt một đời.

Ông chia sẻ “Đó là cuốn sách của đời tôi, câu chuyện lớn của đời tôi. Tôi không tham vọng nhiều, mà qua cuốn sách tôi chỉ mong những người yêu văn hóa Chăm có thể hiểu thêm một thời kỳ huy hoàng của kinh thành trong lịch sử”. Linh mục kể lại, vào năm 1975, cũng nhờ được cử về tiếp quản giáo xứ Trà Kiệu mà ông may mắn có cơ hội tiếp cận với những hiện vật cũng như tìm hiểu nhiều hơn về nền văn hóa Chămpa vốn đang bị lãng quên.

Lần ấy, vào mùa hè 1979, tại cánh đồng trong giáo xứ, mọi người đang hăm hở san lấp mặt bằng, thì bất ngờ phát hiện nhiều mảnh gốm với nhiều hình tượng đất nung tròn, bên trên khắc nhiều khuôn mặt. Nhận biết đây là những hiện vật có liên quan đến văn hóa Chăm, ông đã nhờ người dân mỗi khi phát hiện thì giữ lại...

Từ đó về sau, linh mục Thăng thu thập được hàng loạt gạch xây thành, tháp đủ kích cỡ, ngói lợp hình mũi tên, ngói âm dương cùng hàng trăm hiện vật trang trí kiến trúc cực kỳ tinh xảo. Ông đặt trang trọng các hiện vật trong một căn phòng rồi trưng bày theo từng chủ đề.

Năm 1985, qua các cuộc điền dã khảo cổ tại Trà Kiệu, nhóm sinh viên Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội dưới sự hướng dẫn của GS Trần Quốc Vượng đã cho công bố những thông tin đầu tiên về những đồ đất nung này. Vào những năm đó, bộ sưu tập khiêm tốn của ông cũng được cuốn sách du lịch của Nhà xuất bản Lonely Planet đề cập, thu hút sự chú ý không ít của các học giả trên thế giới.



Nguồn: thoibaonganhang.vn


Thien Son Landscape nhận thấy rằng mỗi một dự án thiết kế sân vườn là độc đáo và duy nhất dựa trên nhu cầu và mong muốn cụ thể của khách hàng cũng như đặc điểm khu vực thi công và điều kiện tài chính. Dưới đây là quy trình cung cấp dịch vụ thiết kế sân vườn của chúng tôi.

Khảo sát:

Chúng tôi sẽ đến gặp và cùng bạn trao đổi về những điều bạn thích và không thích đối với thiết kế sân vườn bạn mong muốn. Từ những yêu cầu của bạn, chúng tôi sẽ tư vấn thêm cho bạn về những phương án thiết kế sân vườn đẹp và phù hợp nhất. Chúng ta sẽ có một cuộc thảo luận sơ bộ về ngân sách, lập kế hoạch và phạm vi của dự án. Sau khi thống nhất về phương án thiết kế ban đầu, chúng tôi sẽ tiến hành đo đạc, thu thập dữ liệu để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.

Đánh giá:

Chúng tôi sử dụng thông tin bạn cung cấp và dữ liệu chúng tôi thu thập được để ước tính cho giai đoạn tiếp theo, gồm:
- Quy hoạch tổng thể của thiết kế sân vườn.
- Ước tính các khoản chi phí cho công việc được thực hiện.

Trình bày và đánh giá:

Chúng tôi sẽ đến một lần nữa để trình bày ý tưởng thiết kế của chúng tôi cho sân vườn của bạn (trên bản vẽ). Chúng ta sẽ cùng xem xét lại thiết kế, cùng phân tích những điểm được và chưa được để đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn hình ảnh của các loại cây cũng như các yếu tốt thiết kế khác chúng tôi đã chọn cho thiết kế sân vườn của bạn và giải thích vì sao chúng lại phù hợp với nhau.

Rà soát và sửa đổi:

Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ tạo ra một ước tính sửa đổi cho bạn dựa trên thông tin phản hồi từ bạn về thiết kế sân vườn của chúng tôi.

Ký kết hợp đồng:

Một khi chúng tôi nhận được thỏa thuận kí kết và tiền đặt cọc của bạn, chúng rôi sẽ lên lịch thực hiện cho dự án.

Trong quá trình thi công:

Chúng tôi sẽ thường xuyên liên lạc với bạn để cập nhật tiến độ thi công cũng như giám sát quá trình thi công và xử lý bất kỳ vấn đề có thể phát sinh. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các vấn đề được nêu lên với bạn một cách rõ ràng và kịp thời.

Khi công việc hoàn tất:

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện lại thiết kế sân vườn của bạn và trả lới bất kì câu hỏi nào bạn có thể có. Đề nghị thanh toán cuối cùng cũng sẽ được gửi đến bạn cùng với những hướng dẫn chăm sóc dài hạn.

Liên hệ: CÔNG TY TNHH SÂN VƯỜN THIÊN SƠN
Nhung mau hon non bo dep - tieu canh ho ca trong nha - nghe thuat che tac non bo
Địa chỉ: 385 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp
Điện thoại: 0907.997759