Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu gây bất lợi cho nghề trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo nông dân khu vực này giảm diện tích lúa, chuyển sang trồng những loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao...



Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong vụ Đông - Xuân 2018, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển đổi hơn 16.000ha đất lúa sang trồng đỗ, ngô, lạc, rau màu, cam sành, bưởi, quýt đường… Qua ghi nhận hiệu quả kinh tế của một số loại cây ăn trái khi được chuyển đổi từ đất lúa cho thấy rất khả quan. Điển hình như cây cam sành cho lợi nhuận hơn 370 triệu đồng/ha/năm sau khi trừ chi phí; cây chôm chôm cho lợi nhuận 228 triệu đồng/ha/năm; bưởi đạt mức lãi 660 triệu đồng/ha/năm; nhãn đạt 460 triệu đồng/ha/năm… tất cả đều vượt xa cây lúa.

Tại tỉnh Hậu Giang, vụ đông xuân 2017-2018, nông dân các huyện Châu Thành A, Long Mỹ và thị xã Long Mỹ đã thực hiện chuyển đổi 196ha đất lúa sang trồng ngô, rau màu các loại và cây ăn trái, cho hiệu quả khá cao. Ngành nông nghiệp địa phương này cũng sẽ hỗ trợ nông dân tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tag: may thoi khi

Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, vụ hè-thu năm 2018, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục chuyển đổi khoảng 7.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đỗ tương, vừng, ớt, cây ăn trái… Để việc chuyển đổi hiệu quả, ngành nông nghiệp tích cực hỗ trợ nông dân các biện pháp kỹ thuật sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến cáo canh tác theo tiêu chuẩn GAP. Song song đó, đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, điện… phục vụ nông dân sản xuất thuận lợi.

Tại tỉnh Sóc Trăng, từ đầu năm 2018 đến nay, nông dân các địa phương cũng đã chuyển đổi khoảng 500ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác. Qua kiểm tra cho thấy, có những mô hình chuyển đổi mang lại kết quả khả quan, như mô hình trồng mãng cầu gai theo tiêu chuẩn VietGAP với 43 hộ, diện tích 27 ha của nông dân xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, liên kết với các doanh nghiệp thu mua tiêu thụ nội địa và chế biến trà mãng cầu, mứt, rượu; mô hình sản xuất bưởi da xanh GAP của nông dân Hợp tác xã Kế Thành, huyện Kế Sách có trên diện tích 12 ha của 8 hộ, giúp bà con thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha/năm trở lên…

Có thể thấy, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long tích cực chuyển đổi từ lúa sang cây trồng cạn khác với mục tiêu tăng tính linh hoạt của đất lúa, đạt diện tích chuyển đổi đất trồng lúa toàn vùng là hơn 78.000 ha, chuyển nhiều nhất sang trồng rau, dưa hấu, ngô… Tag: phần mềm nuôi gia súc

Cục Trồng trọt cho biết, tới đây cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng chất lượng, giá trị và bền vững; các địa phương xác định cây con chủ lực, có lợi thế cạnh tranh để canh tác. Đối với cây màu trồng trên đất lúa cần chú trọng hệ thống tưới, thoát nước để tránh bị ngập úng cục bộ hoặc khô hạn. Những nơi như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang… cần tính toán áp dụng rải vụ cho cây ăn trái nhằm thu hoạch được giá cao, giúp nông dân lãi nhiều…Từ cơ sở trên, trong năm 2018 này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương khuyến khích nông dân đồng bằng sông Cửu Long chuyển đổi khoảng 118.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác./. Tag: pha dung dịch thuỷ canh

Nguồn: cpv.org.vn/kinh-te/dong-bang-song-cuu-long-tich-cuc-chuyen-doi-cay-trong-483972.html

View more random threads: