bạch biến là gì?. Bạch biến là một loại bệnh ngoài da do một số sắc tố tế bào trong da bị hư khiến làn da mất đi sắc tố melanin do đó làm da biến thành màu trắng hoặc nổi đốm trắng và có khi ảnh hưởng tới những vùng như lông, tóc. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khác với Bệnh bạch tạng là bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng mạc.




Bệnh bạch biến làm cho một số vùng da mất màu tự nhiên thành những mảng trắng, lốm đốm, từng vùng hoặc có thể lan gần hết cơ thể. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến

Là do các tế bào melanocyte phụ trách sinh ra sắc tố melanin bị hủy hoại, có thể do cơ chế tự miễn nhiễm (autoimmune), tức là hệ thống phòng thủ của cơ thể tự chống lại tế bào của mình. Do đó bệnh nhân còn có thể bị những bệnh khác đi kèm, như:

• Bệnh tuyến giáp trạng (thyroid).

• Bệnh tiểu đường (diabetes).

• Bệnh thiếu máu (pernicious anemia).

• Bệnh tuyến thượng thận suy (adrenal insufficiency).

• Ngoài ra còn có yếu tố di truyền và ảnh hưởng của môi trường.

Triệu chứng của bệnh bạch biến

Màu trắng nhạt: Khi bệnh ở giai đoạn đầu, đám sắc tố hơi phai màu và nhạt hơn so với da bình thường, phần lớn sắc tố vẫn còn ở vị trí da tổn thương, triệu chứng bệnh bạch biến lúc này chưa quá nghiêm trọng.

Màu trắng sữa: Đây là giai đoạn tế bào hắc tố vùng ban trắng bị tổn thương khoảng 20% – 30% và vẫn tồn tại tới 70% – 80% sắc tố. Vùng da bị bệnh có màu ban trắng giống với màu sữa và da bị tổn thương ở mức độ trung bình.

Màu mây trắng: Lúc này chức năng tế bào hắc tố đã bị tổn thương lên đến 70% – 80% và sắc tố tồn tại chỉ còn 20% – 30%. Da có màu ban trắng giống với mây trắng, bị phai màu nặng, vị trí tổn thương còn lại ít sắc tố.

Màu trắng sứ: Giai đoạn này sắc tố tồn tại chỉ còn 10% – 20% và chức năng tế bào hắc tố bị tổn thương 80% – 90%. Do bệnh đã bước vào giai đoạn rất nghiêm trọng nên da có màu sứ trắng.

Xem thêm:phòng khám chuyên khoa da liễu tại Hà Nội?

Ngoài những thay đổi về sắc độ của vùng da bị bạch biến thì triệu chứng bệnh bạch biến thường thấy còn có:

Những vùng da mắc bệnh bạch biến có ranh giới rõ rệt và viền da lành xung quanh sẫm màu hơn, thường đối xứng ở 2 bên cơ thể. Vùng da mắc bệnh không teo da, không gây đau hay ngứa. Ngoài trường hợp vùng da thương tổn bị mất sắc tố có màu trắng đều thì cũng có trường hợp xuất hiện những chấm màu nâu trên nền trắng.

Kích thước của vùng da mắc bạch biến đổi rất nhiều. Ban đầu nó chỉ là chấm trắng nhỏ nhưng sau đó lan rộng và có thể liên kết với nhau tạo thành những đám rất lớn có bờ vằn vèo hoặc loang lổ, đôi khi có thể lan rộng hầu hết mặt da trên cơ thể người bệnh. Hình dạng của vùng da bạch biến có thể là hình bầu dục, hình tròn hoặc cũng có thể nhiều cạnh nham nhở giống như bản đồ.

Vị trí và số lượng của đốm mất sắc tố dễ thay đổi, có thể gồm nhiều đốm hoặc chỉ có một đốm, vị trí thường gặp là mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, lưng, cổ, vùng mặt và vùng sinh dục.

Tóc hoặc lông trên vùng da bị bệnh thường có màu trắng như cước.

Vị trí xuất hiện vùng da mất sắc tố do bạch biến thường ở mu bàn tay, mặt, lưng, cổ tay, cẳng tay, cổ và vùng sinh dục. Một số trường hợp đám mất sắc tố có thể ở bớt, nốt ruồi hoặc vết bỏng.

Bệnh tiến triển không theo quy luật nên không thể biết khi nào bệnh khởi phát. Mặt khác, bạch biến có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương về tinh thần hoặc về thể chất nặng; thường tiến triển mạn tính và có xu hướng tăng lên vào mùa hè đồng thời giảm đi vào mùa đông.

Trên đây là bài viết về: Bạch biến là gì và triệu chứng của bệnh bạch biến, để bạn đọc có thể tham khảo và tìm
chữa bệnh bạch biến ở đâu hiệu quả