1/ Khái niệm tự về thương mại là gì?
Tự vệ thương mại là hành động của chính phủ các nước nhập khẩu dưới hình thức tăng mức thuế hiện hành, áp dụng hạn ngạch, các khoản phụ thu hay các biện pháp thích hợp khác, áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp những hàng hoá này được nhập khẩu một cách quá mức, gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất nội địa.
“Thiệt hại nghiêm trọng” là sự giảm sút đáng kể về vị thế của ngành công nghiệp trong nước. Để xác định có hay không thiệt hại nghiêm trọng cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu như: lượng hàng hoá nhập khẩu tăng tuyệt đối cũng như tương đối, mức độ tăng thị phần nhập khẩu của thị trường trong nước, hay sự giảm sút về doanh số, số lượng, hiệu suất, hệ số sử dụng, công suất, lợi nhuận, lỗ lãi và việc làm của ngành sản xuất nội địa.
“Ngành công nghiệp trong nước” không chỉ giới hạn ở những hãng sản xuất những mặt hàng giống hệt nhau mà còn mở rộng đối với những mặt hàng tương tự, những hàng hoá có thể thay thế hàng hoá nhập khẩu, cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.

Khái niệm tự về thương mại là gì?
2/ Các biện pháp tự vệ thương mại
Theo điều XIX vá Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO, một quốc gia có quyền lựa chọn 1 trong các biện pháp tự vệ sau:
– Tăng mức thuế đã cam kết vượt lên trên mức thuế trần (biện pháp thuế quan)
– Áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng như hạn ngạch(biện pháp phi thuế quan)
a/ Biện pháp thuế quan
Đây là biện pháp mà WTO cho phép để bảo hộ thị trường trong nước và chủ yếu dưới dạng tăng thuế nhập khẩu, vì đây là công cụ đảm bảo tính minh bạch và dễ dự đoán, được thực hiện bằng những con số rõ ràng, do vậy người ta có thể thấy được mục đích bảo hộ dành cho 1 ngành sản xuất của mỗi quốc gia.
Ngoài ra, do biện pháp thuế quan chỉ làm tăng giá sản phẩm nên cũng không làm cho thương mại bị bóp méo và đảm bảo cho “bàn tay vô hình”của thị trường thực hiện được chức năng của mình. Tuy nhiên khi tham gia vào quá trình hội nhập, các nước phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và phải có lịch trình cắt giảm cụ thể.
b/ Các biện pháp phi thuế quan
Trước kia các nước nhập khẩu thường sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện(VERs- Voluntary Export Restrains), qua đó lợi dụng ảnh hưởng của mình để qua đó ép buộc các nước đối tác tự nguyện hạn chế xuất khẩu, đồng thời cơ chế này cũng thể hiện sự phân biệt đối xử rất rõ.
Vì vậy trong hiệp định về các biện pháp tự vệ, WTO đã cấm sử dụng VERs mà thay vào đó là các biện pháp hạn chế định lượng bao gồm:
– Hạn ngạch:
Hạn ngạch là biện pháp dùng để hạn chế số lượng hay giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).Có 2 loại hạn ngạch:
+ Hạn ngạch tuyệt đối : là hạn gạch mà khi áp dụng, nếu hàng hoá nhập khẩu vượt quá một khối lượng đã quy định thì không được cấp giấy phép XK.
+ Hạn ngạch thuế suất thuế quan : Là hạn ngạch mang khi áp dụng, nếu khối lượng hàng hoá nhập khẩu không vượt quá mức độ quy định thì sẽ đánh thuế suất thông thường, ngược lại sẽ đánh thuế suất bổ sung hay đánh thuế tăng lên theo phân tăng lên theo từng phần tăng tương ứng của số lượng hàng hóa NK
– Các công cụ khác:
Một số biện pháp phi thuế quan khác mà các quốc gia có thể áp dụng là cấm NK, cấp giấy phép nhập khẩu hay phụ thu đối với hàng NK..v..v.. Các biện pháp này thường mang tính chủ quan của nước NK với mục đích bảo hộ nền sản xuất nội địa nên WTO coi những biện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do thương mại và yêu cầu xóa bỏ thay vào đó là các biện pháp hạn ngạch hoặc hạn ngạch thuế quan.

Các biện pháp tự vệ thương mại
Xem thêm: viet luan van tieng anh, viết luận văn thuê ở tphcm, dịch vụ chạy spss