Vấn đề bụi bẩn, ô nhiễm không khí đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhưng mức độ quan tâm của công luận, như theo nhiều chuyên gia về môi trường thì vẫn còn ở mức “dưới trung bình”. 90% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Nồng độ các chất bụi, ozôn, nitơ, lưu huỳnh… đều tăng từ 1 đến gần 3 lần.


>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt than Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới

Trên thế giới hiện nay thì tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức gây hại đối với sức khỏe con người. Mới đây nhiều bài báo đã đưa tin về tình trạng ô nhiễm không khí của nhiều nước trên thế giới như: thủ đô New Delhi ô nhiễm không khí, hơn 1 triệu học sinh Ấn Độ phải nghỉ học hay Singapore đóng cửa trường học do ô nhiễm khói bụi, tình trạng khói bụi ở Malaysia ngày càng nghiêm trọng,…


Ngoài ra không cần nhắc thì chắc ai cũng biết rằng tình trạng ô nhiễm không khí ở một số thành phố như Bắc Kinh (Trung Quốc), Karachi (Pakistan), Doha (Quatar),…Theo như thống kê của tổ chức y tế thế giới, hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp trong đó 60% liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm nghiêm trọng tại các thành phố lớn

Theo dữ liệu mới nhất từ cuộc khảo sát 2.000 thành phố lớn, mức độ ô nhiễm tăng cao tại các vùng tập trung đông dân cư, khiến các vùng này xuất hiện những làn khói bụi độc hại cấu thành từ khói do xe cộ thải ra, bụi bẩn từ các công trường, hay khói độc thải ra từ các khu công nghiệp,… và cả từ những hộ gia đình. Thậm chí, làn khói độc hại đang bao phủ nhiều thành phố lớn trên thế giới còn có thể nhìn thấy được từ trạm không gian quốc tế ISS. Còn nhớ ISS đã công bố những hình ảnh cho thấy một vài tuyến đường tại thủ đô London (Anh) đang hứng chịu làn khói độc hại dày đặc, vượt quá mức cho phép.


Theo bà Maria Neira - Giám đốc cơ quan Y tế công cộng thuộc WHO cho biết “Chúng ta đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp về Y tế công ở nhiều nước, do ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề lớn nhất mà cả thế giới đang phải đối mặt, gây tổn thất cho nền kinh tế”. Cũng theo WHO cho biết, chất lượng không khí trên phạm vi toàn thế giới đang suy giảm trông thấy, đến mức mà cứ trong 8 người sống ở các thành phố lớn thì chỉ có 1 người được hít thở bầy không khí đạt chuẩn hạn chế về mức độ ô nhiễm.

Những hệ lụy nghiêm trọng

Tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu hiện nay chính là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh mãn tính, khiến bệnh nhân phải nhập viện do ô nhiễm ngày càng gia tăng. Cụ thể, ô nhiễm không khí gây ra nhiều chứng bệnh như: hen suyễn, viêm phổi, bệnh tim, ung thư,… hay thậm chí là chứng mất trí nhớ. Theo tổ chức LHQ cho biết trên thế giới hiện nay có khoảng 33 triệu trẻ em chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, khoảng 1/3 trong số này chịu các căn bệnh liên quan như đau tim và đột quỵ. Trong đó, số người chết do ô nhiễm mỗi năm ở Trung Quốc là 1,4 triệu người, ở Ấn Độ là 645.000 người và Pakistan là 110.000 người.


Còn trong một nghiên cứu khoa học mới đây được đăng tải trên tạp chí Nature, ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho số người chết tăng dần theo mỗi năm. Và thậm chí con số này còn vượt qua cả tổng số người chết do HIV và bệnh sốt rét cộng lại.

>> Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm môi trường biển nước ta

Tác hại của ô nhiễm không khí

Nhìn chung những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí một phần là do các tác nhân tự nhiên như cháy rừng, núi lửa, bão bụi, quá trình phân hủy của động thực vật,…, một phần là do tác nhân từ con người như hoạt động công nghiệp thải ra rất nhiều khí độc, phát triển giao thông, vận tải, sinh hoạt của con người,…Tất cả những nguyên nhân đó đã gậy nên rất nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe con người và môi trường.


- Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến tất cả sinh vật
- Nito đioxxit, ozon, chì,…gây hại trực tiếp cho thực vật khi vào khí khổng.
- Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật và làm giảm sự hấp thu thức ăn, làm cho lá cy nhanh vàng và rụng sớm.
- Làm cho trái đất nóng lên và gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Gây ra mưa acid làm cây thiếu thức ăn và giết chết các sinh vật đất.
- Con người tiếp xúc với khói bụi trong thời gian dài sẽ có thể mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và nội tạng,…

Trong hoàn cảnh không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người như thế, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục như di chuyển các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra vùng ngoài thành phố, phát triển công nghiệp xanh, thực hiện chiến dịch trồng cậy xanh trong thành phố, xây dựng thêm các nhà máy tái chế chất thải,…