1. Bệnh đau đầu mãn tính là gì?
Đau đầu mãn tính là một loại bệnh gây nên chứng đau đầu kéo dài từ 15 ngày hoặc có thể kéo dài hơn lên đến vài tháng. Căn bệnh này thường xảy ra khi bị các yếu tố bên ngoài tác động mà không liên quan đến các bệnh khác. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở phần đầu và rất khó khăn trong việc sinh hoạt, làm việc.

Bệnh đau đầu mạn tính gây nhiều khó khăn cho cuộc sống
2. Những nguyên nhân gây bệnh đau đầu mãn tính là gì?
+ Yếu tố tâm lý: cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, áp lực trong công việc, phiền muộn, lo âu cho đời sống, khiến đầu óc luôn ở trạng thái hoạt động quá sức, từ đó dễ dàng bị bệnh đau đầu và lâu dần thành đau đầu mạn tính.
+ Chấn thương hoặc bị tổn thương đầu: do bị nhiễm trùng sẽ làm tăng độ nhạy cảm của các yếu tố gây đâu hoặc kích thích gây ra đau nhức ở tủy sống trên và là nguyên nhân chính dẫn đến bị đau đầu mãn tính.
+ Sử dụng thuốc sai cách: Lạm dụng đến các loại thuốc giảm đau nhanh quá nhiều, trong một thời gian quá dài. Khiến cho não bộ nhạy cảm hơn với các nguyên nhân gây đau đầu, bởi trong thuốc giảm đau nhanh thường có rất nhiều thành phần caffeine có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau.
+ Mắc phải các bệnh lý như: viêm mạch, đau nửa đầu, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thần kinh… Cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh lý đau đầu mạn tính bởi do các khối u hình thành, bị nhiễm gây nên cơn đau đầu.
Tham khảo thêm các triệu chứng khác:
+ rối loạn cảm giác bản thể
+ rối loạn thăng bằng toan kiềm
3. Những dấu hiệu nhận biết bệnh đau đầu mãn tính là gì?
Có 3 triệu chứng chính khi bị đau đầu mãn tính đó là: đau nửa đầu kinh niên, nhức, đau nhức kiểu căng thẳng và đau dai dẳng mỗi ngày. Mỗi loại đau đầu mạn tính được nêu ra ở trên sẽ có một số triệu chứng đau khác nhau và độ đau nhất định, cũng như có thể đi kèm những triệu chứng khi cơn đau xảy ra. Tìm hiểu nhé.
– Đau nửa đầu kinh niên:
Đau một nửa đầu, đau bên này rồi nhảy sang bên kia hoặc có thể đau cả hai bên. Khi đau trong đầu thường có cảm giác rung và va đập, loại này thường gây ma mức độ đau từ trung bình cho đến đau đầu nặng như búa bổ. Có đi kèm những triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh.
– Triệu chứng thường thấy ở đau đầu kiểu căng thẳng:
Có độ đau từ nhẹ cho đến trung bình ảnh hưởng đến cả hai bên đầu người bệnh có cảm giác như bị ép, siết chặt đầu nhưng không có cảm giác rung trong đầu. Cũng là một dấu hiệu của bệnh đau đầu mạn tính.
– Đau đầu dai dẳng hàng ngày:
Những cơn đau loại này thường đột ngột xảy ra ở những người không có tiền sử bệnh đau đầu, cơn đau này trở nên liên tục hơn sau ba ngày kể từ lần đau đầu tiên. Độ đau thường từ nhẹ đến trung bình, có cảm giác bị ép, siết chặt nhưng không rung, đau cả hai bên đầu. Hoặc có các triệu chứng giống với 2 loại đau đầu kể trên.
3. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau đầu mãn tính
Thuốc giảm đau: Sử dụng các loại thuốc giảm đau tức thời với một liều lượng nhất định được chỉ định bởi bác sĩ, để làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả nhằm áp chế cơn đau hoành hành trên cơ thể bệnh.
Thuốc chống viêm, ức chế cơn đau: Các loại thuốc này giúp hạn chế các cơn đau đầu quay trở lại, từ đó khiến người bệnh có thể tránh xa cơn đau đầu mạn tính một cách hiệu quả và ngăn nó tái phát sau một thời gian sử dụng thuốc nhất định của bác sĩ.
Tham khảo chi tiết tại: http://khoathankinh.com/dau-dau-man-...-dieu-tri.html