Trên thế giới hiện nay thì tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức gây hại đối với sức khỏe con người. Mới đây nhiều bài báo đã đưa tin về tình trạng ô nhiễm không khí của nhiều nước trên thế giới như: thủ đô New Delhi ô nhiễm không khí, hơn 1 triệu học sinh Ấn Độ phải nghỉ học hay Singapore đóng cửa trường học do ô nhiễm khói bụi, tình trạng khói bụi ở Malaysia ngày càng nghiêm trọng,…


Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ không khí,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

>> Xem thêm: Một vài loại cây có tiềm lực xử lý ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.

Ô nhiễm không khí do yếu tố con người

+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.


+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…

+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.

Con người phải chịu những gì từ ô nhiễm không khí?

Nghiên cứu nêu rõ, 9 trong 10 người tiếp xúc với mức ô nhiễm không khí cao có thể bị ung thư hoặc các bệnh về tim mạch. Những khu vực ô nhiễm không khí ở mức cao nhất là phía đông Địa Trung Hải và các nước Đông Nam Á, với một số khu vực, lượng độc tố trong không khí cao gấp 5 lần giới hạn cho phép của WHO. Người nghèo cũng là đối tượng dễ tổn thương nhất của tình trạng này.

Ô nhiễm không khí không chỉ xuất hiện tại các thành phố đông dân cư, với nền công nghiệp phát triển. Khoảng 3 tỷ người trên khắp thế giới đang chịu nguy hiểm từ khói phục vụ nấu nướng và các đám cháy. Ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ nhà bếp gây ra cái chết của 3,8 triệu người trong năm 2016.


Nhà kinh tế học Lord Stern nói với tờ Guardian rằng, tình trạng ô nhiễm còn là nhân tố chủ chốt gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu mà cả thế giới đang đồng tâm chống lại. “Ô nhiễm không khí là nhân tố cơ bản gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu về mức độ độc hại của việc đốt than đá và dầu diesel. Chúng ta biết được rằng ở Trung Quốc, có khoảng 4.000 người chết mỗi ngày vì ô nhiễm không khí. Còn ở Ấn Độ thì tình hình còn nghiêm trọng hơn nhiều. Đó là một vấn đề rất, rất nghiêm trọng” - ông Stern nhận định.

>> Xem thêm: 4 ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước

Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

- Với tình hình ô nhiễm không khí nước ta ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Mỗi chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhất để lấy lại bầu không khí trong sạch nhất cho con người bằng các hành động cụ thể như trồng cây xanh, sử dụng các thiết bị tiết kiệm chi phí, nhiên vật liệu nhất.

- Bên cạnh đó, về phía nhà nước rất cần đến các chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố, xây dựng thêm các nhà máy xử lý chất thải.


- Về phía doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ mới, đẩy nhanh hiệu suất làm việc cũng như hạn chế tới mức thấp nhất khói bụi, rác thải gây ra.

- Thay đổi thói quen, sử dụng các thiết bị, vật dụng gia đình đúng cách.

- Sử dụng các vật dụng, thiết bị gia đình tiết kiệm chi phí điện năng.