Nước là yếu tố tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Là nguyên tố hình thành nên sự sống trên trái đất, trong cơ thể con người nước chiếm tới 70%. Nước được dùng trong nấu nướng, sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất và dịch chuyển theo cơ chế vòng tuần hoàn. Tuy nhiên dưới tác động của những yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên và ý thức con người nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng.


Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, đó có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước hay ô nhiễm tiếng ồn… Chất thải hóa học, hệ quả của các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là những chất được sử dụng trong quá trình khai thác khí gas bằng phương pháp thủy lực cắt phá hay quá trình khoan dầu, có thể rò rỉ sau đó hòa vào nguồn nước, phá hủy môi trường sống tự nhiên, gây nguy hiểm cho các loài động vật, làm ô nhiễm sông hồ, đại dương và các mạch nước ngầm trên trái đất. Đây chính là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa ồ ạt.

>> Xem thêm: Tình hình ô nhiễm môi trường

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.


Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.

- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

>> Xem thêm: Ô nhiễm đất là gì?

Tác hại của nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm đối với con người

Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm là nguyên nhân gây ra bệnh tật của con người và theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn nước. Những con số đáng báo động về tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm đặc biệt ở các khu đô thị lớn trong thời gian gần đây gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta. Cách kiểm tra nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn từ sớm để có giải pháp xử lý hữu hiệu nhằm ngăn chặn bệnh tật có liên quan đến nguồn nước ô nhiễm.

Nguồn nước bẩn không chỉ gây tác hại tức thời, nó gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày như các vật dụng trong gia đình nhanh hỏng, bị ố màu, hoen rỉ, con người còn bị lỡ loét chân tay nguy hại hơn nữa là những căn bệnh nan y khó có thể chữa lành.


Với nguồn nước nhiễm asen chỉ một liều lượng nhỏ Asen có trong nguồn nước giếng khoan, nguồn nước máy được sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống nếu sử dụng lâu dài thì sẽ bị các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, giảm hồng cầu, bạch cầu…

Các nguồn nước nhiểm phèn, nhiễm sắt lại càng phổ biến hơn và ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng sống của người dân trong khu vực. Các dịch bệnh như bại liệt, giun sán, viêm não, đau mắt hột, nấm, tiêu chảy, … được cho rằng có liên quan mật thiết đến nguồn nước bị nhiễm khuẩn.