B2B là thuật ngữ chuyên ngành quen thuộc được sử dụng trong kinh doanh và đang phát triển mạnh mẽ cùng với thương mại điện tử. Vậy bạn đã biết gì về B2B và mô hình hoạt động của nó tại Việt Nam như thế nào? Sau đây là một số chia sẻ cho bạn.

Marketing B2B là gì?



Nếu như B2C là các hoạt động marketing giữa các chủ thể là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thì trong B2B, chủ thể lại là giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Marketing B2B thường được cho là khô khan và khó khăn hơn các loại hình marketing khác. Bởi đặc thù khách hàng trong thị trường này thường rất ít và khó thay đổi.

Có thể bạn quan tâm :B2B trong marketing

Mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam

Hiện tại, mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam đang trên đà phát triển. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự tạo được sự đột phá trong nền kinh doanh chung của toàn quốc gia. Vậy để khắc phục điều này, các doanh nghiệp cần có định hướng các chiến lược rõ rang, cần đột phá hơn các chiến lược kinh doanh truyền thống như cải thiện phướng án bán hàng, đầu tư vào thiết kế website, tiếp thị hợp tác,… để có thể hội nhập và tiến hành giao dịch tại thị trường này thuận lợi nhất.



Xem Thêm:Mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam

Cải thiện doanh số và hiệu quả marketing trong kinh doanh B2B như thế nào?

Khi thị trường kinh doanh B2B ngày càng mở rộng và giàu tiềm năng, marketing B2B cũng dần trở nên phức tạp hơn. Muốn tạo lợi nhuận, doanh nghiệp B2B phải tối ưu hóa kế hoạch marketing. Và bằng cách nào?

1. Cải tiến toàn bộ kế hoạch marketing

Kế hoạch marketing cần có sự liên kết với các nguồn lực và hoạt động nghiên cứu phát triển,… chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi bán hàng. Bên cạnh đó một thông điệp gần gũi và phát trên nhiều kênh khác nhau sẽ giúp bạn gia tăng sức mạnh cho kế hoạch marketing của mình

2. Đẩy mạnh hợp tác chiến lược

Trong kinh doanh B2B, chiến lược liên minh với những đối tác cùng ngành công nghiệp sẽ giúp bạn củng cố sức mạnh. Nếu có các mối quan hệ tốt thì sẽ thuận lợi cho bạn khi thâm nhập vào các thị trường mới. Gia tăng uy tín và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

3. Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Nhìn chung, khách hàng hay các thương vụ buôn bán trong thị trường khách hàng tổ chức luôn phúc tạp hơn thị trường B2C. Vì vậy các trải nghiệm khách hàng B2B cũng đòi hỏi những chiến lược tiếp cận đặc trưng.

4. Dữ liệu và hệ thống phân tích

Những công ty áp dụng công nghệ thu thập và phân tích dữ liệu làm nền tảng cho chiến lược marketing B2B sẽ đem lại thành công vượt trội về doanh thu, lợi nhuận và giá trị thị trường. Nếu bạn biết sử dụng các dữ liệu đúng nơi thì đảm bảo rằng nguồn lực bán hàng là dùng đúng lúc và tạo được doanh số bán hàng tương ứng.

5. Tối ưu hóa mạng xã hội

Các mạng xã hội ngày càng cung cấp nhiều tính năng tương tác hai chiều giữa các doanh nghiệp. Vì vậy thúc đẩy các mối quan hệ thông qua mạng xã hội hiện là xu hướng nổi bật trong ngành kinh doanh B2B toàn cầu.

Xem Biết thêm: Startup B2B

Hy vọng những chia sẻ tại bài viết này đã cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về marketing tại thị trường B2B cũng như các gợi ý kinh doanh hiệu quả tại thị trường này. Chúc các bạn thành công!