Trong xu thế phát triển của xã hội, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thì truyền thông thương hiệu là phần rất quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp trong chiến lược Truyền thông PR.
Truyền thông thương hiệu là gì?

Là các phương pháp, cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu, giúp cho khách hàng nhận biết thương hiệu, nhận biệt về dịch vụ và sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ, từ đó khách hàng dùng thử sản phẩm, quyết định mua sắm và trung thành với thương hiệu và sản phẩm của công ty.
Bạn sẽ quan tâm :Truyền thông thương hiệu những điều bạn nên biết
Các dạng của truyền thông thương hiệu
a. Truyền thông thương hiệu nội bộ: truyền thông bên trong doanh nghiệp
Kênh truyền thông này liên quan đến sự tương tác giữa đội ngũ nhân viên với lãnh đạo cũng như giữa các nhân viên với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành doanh nghiệp. Nhân viên luôn mong muốn nhận được đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin về tình hình phát triển và định hướng của doanh nghiệp. Vì vậy nếu quá trình truyền thông hai chiều từ nhà lãnh đạo đến nhân viên và ngược lại thì sẽ giúp người lãnh đạo hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân viên, sự cảm thông chia sẻ những khó khăn, ý kiến đóng góp…
b. Truyền thông thương hiệu ngoại vi: truyền thông ra bên ngoài
Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp không thể thiếu việc giới thiệu, quảng bá những giá trị của doanh nghiêpj ra bên ngoài. Kênh truyền thông này liên quan chặt chẽ với mối quan hệ doanh nghiệp – khách hàng. Nó đòi hỏi những thông tin truyền tải tới khách hàng phải chính xác, trung thực. Những thông tin về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp phải được thực hiện đúng như thông báo, tránh tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”
Tìm hiểu Biết thêm: Tìm hiểu về truyền thông và mạng máy tính
Chiến lược truyền thông thương hiệu

Để phát triển một chiến lược truyền thông hiệu quả, người truyền thông phải thực hiện một tiến trình bao gồm các bước chủ yếu sau đây:
1. Định dạng công chúng mục tiêu
2. Xác định mục tiêu truyền thông
3. Thiết kế thông điệp
+ Nội dung thông điệp
+ Cấu trúc thông điệp
+ Nguồn thông điệp
4. Chọn lựa phương tiện truyền thông
+ Kênh truyền thông trực tiếp: Nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng qua điện thoại, hoặc qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân,…
+ Kênh truyền thông gián tiếp: bao gồm những phương tiện truyền thông dưới dạng ấn phẩm (thư trực tiếp, báo và tạp chí), những phương tiện truyền thông quảng bá (truyền thanh, truyền hình), những phương tiện truyền thông điện tử (băng ghi âm và ghi hình, đĩa ghi hình, internet) và những phương tiện trưng bày (panô, bảng hiệu, áp phích)
5. Xây dựng ngân sách cổ động
+ Phương pháp căn cứ vào khả năng ngân sách dành cho cổ động
+ Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm theo doanh thu
+ Phương pháp cân bằng cạnh tranh
+ Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ
6. Quyết định về hệ thống cổ động (promotion – mix):quảng cáo, khuyến mãi.marketing trực tiếp, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp,...
7. Đánh giá kết quả cổ động
Tham khảo để biết thêm : Cách xử lý khủng hoảng truyền thông là gì?
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về truyền thông thương hiệu và xây dựng một chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả. Chúc các bạn thành công!