Khí N2O có cơ chế tác động như chất gây nghiện, nhưng lại không phải chất gây nghiện theo quy định hiện nay, khiến tình trạng buôn bán, sử dụng bóng cười tràn lan nhưng rất khó xử lý.


Đại biểu HĐND TP Hà Nội vừa có chất vấn UBND TP về tình trạng mua bán và sử dụng bóng cười tràn lan, công khai tại một số nhà hàng, quán karaoke trên địa bàn TP, gây ảnh hưởng lớn đến một bộ phận giới trẻ nhưng không được xử lý đến nơi đến chốn.

Trả lời chất vấn này, UBND TP Hà Nội thừa nhận do lợi nhuận, trên địa bàn TP đã xuất hiện tình trạng kinh doanh trái phép các chất gây nghiện, điển hình là bóng cười.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, khí N2O trong bóng cười không phải là chất ma túy hoặc tiền chất ma túy, không nằm trong công ước về kiểm soát các chất ma túy mà nằm trong danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (theo Nghị định 113/2017 của Chính phủ). Hành lang pháp lý để quản lý bóng cười là luật Hóa chất, chịu trách nhiệm chính là Cục Hóa chất (Bộ Công thương). am thanh bar

Mặc dù các phương tiện truyền thông đã cảnh báo về hậu quả, tác hại của bóng cười, song việc sử dụng bóng cười đã trở thành trào lưu trong một bộ phận thanh, thiếu niên, gây nên thực trạng đáng báo động, nhất là tại các khu vực gần trường học, quán cafe, quán bia, quán bar, nhà hàng karaoke...

Đã có những vụ việc đáng tiếc xảy ra, điển hình là vụ 7 người tử vong do sử dụng bóng cười và các chất kích thích khác tại lễ hội âm nhạc điện tử ở Công viên nước Hồ Tây.

Trong việc kiểm tra, xử lý, từ 18.4.2017 đến nay, Công an Hà Nội đã phát hiện, xử lý hành chính 156 trường hợp với số tiền trên 2 tỉ đồng. Riêng vụ việc xảy ra tại Công viên nước Hồ Tây đã khởi tố 1 bị can về hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy và lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. thiết kế bar

Tuy đã có những hậu quả nhãn tiền, nhưng theo UBND TP.Hà Nội, do N2O được bơm vào bóng bay không phải là ma túy hay tiền chất, luật pháp hiện hành không cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khí N2O. Các quy định, chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến khí này cũng không rõ ràng, mới chỉ dừng lại ở phạt hành chính chứ không xử lý hình sự, do đó, không đủ sức răn đe.

Để giải quyết tình trạng này, Công an TP đã có văn bản báo cáo, đề xuất UBND TP kiến nghị cơ quan chức năng đề xuất Quốc hội bổ sung xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm liên quan đến quản lý và sử dụng N2O.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu về mức độ nguy hại đến sức khỏe con người của N2O, thông báo rộng rãi các khuyến cáo về tác hại đến sức khỏe của chất này, xem xét việc đưa N2O vào danh mục các chất cấm kinh doanh và sử dụng vào cơ thể con người sai mục đích, liều lượng.

Bộ Công thương cũng được kiến nghị quy định hướng dẫn việc quản lý, kinh doanh cũng như kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân khi sử dụng N2O và cá hóa chất tương tự để hạn chế tình trạng sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường nhận thức về việc khí N2O không phải chất gây nghiện nhưng có cơ chế tác động như chất gây nghiện. thi công bar

Bên cạnh đó, Công an TP cũng kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan chức năng rút giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm từ 1 lần trở lên.

Nguồn: thanhnien.vn/thoi-su/ha-noi-kien-nghi-dua-bong-cuoi-vao-danh-muc-kinh-doanh-co-dieu-kien-1030655.html