Lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng trong phong tục ngày cưới Việt Nam. Vì thế mà phong tục ngày lễ ăn hỏi đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Dưới đây là những thủ tục của nghi lễ này mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Click image for larger version. 

Name:	IMG_0755.jpg 
Views:	67 
Size:	82.7 KB 
ID:	218
1. Rước lễ vật
Mở đầu cho nghi lễ ăn hỏi là đoàn nhà trai rước lễ vật sang nhà gái. Tất cả các lễ vật trong tráp phải được sắp xếp gọn gang và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Độ bê lễ phải là các nam thanh niên chưa vợ, những cô gái chưa chồng. Phương tiện đi lại thường là xe máy, ô tô hoặc đi bộ nếu gia đình 2 bên ở gần.
2. Tiếp khách
Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.
3. Nhà gái
Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.
Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.
4. Biếu trầu
Đại diện nhà gái chuẩn bị đón tiếp nhà trai trong lễ ăn hỏi, các cô gái nhận tráp lễ vật mặc áo dài màu đỏ
Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,... Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.
Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ.
Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp "báo hỷ" lại có thiếp mời tiệc cưới.
5. Chia lễ
Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thết đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng bốn năm năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày.
------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa Chỉ 1: 456 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
SĐT : 0904 904 338 - 0243 562 43 23
Địa Chỉ 2: Số 16, Ngõ 1, Đại Linh, Hà Nội
SĐT : 0968 01 81 88
Địa Chỉ 3: P203, Hoàng Quốc Hà Nội
SĐT : 0989 896 616
Email : anhtu83hn@gmail.com
Website: https://cuoihoingoclinh.com/le-an-hoi/