Tê tay chân là triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lai chỉ bị tê ở một ngón tay hoặc chân cụ thể, chẳng hạn như tê ngón chân cái kéo dài trong cả thai kỳ.
1. Tê ngón chân cái là bệnh gì?
Đối với phụ nữ mang thai, chứng tê tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường do nhiều biến đổi xảy ra trong suốt thai kỳ, chẳng hạn như do thai lớn, tạo áp lực lên các chi. Với những trường hợp này, mẹ không cần phải điều trị. Hơn nữa, tình trạng tê ngón chân cái cũng ít ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của mẹ, ngoại trừ việc đem lại một ít cảm giác khó chịu mà thôi.
Tuy nhiên, mọi thay đổi của cơ thể, nhất là ở phụ nữ mang thai đều cần được chú ý đúng mức để kịp phát hiện ra những trường hợp bất thường. Khi có triệu chứng tê ngón chân cái, mẹ cần chú ý đến những biểu hiện đi kèm, chẳng hạn như:
– Tê tay, chân kèm theo triệu chứng lơ mơ dù trong giây lát
– Không nhấc nổi cẳng chân
– Triệu chứng tê hơn khi đi bộ
– Đi kèm các dấu hiệu bất thường khác như hoa mắt, co cơ…
Khi gặp các trường hợp trên, mẹ bầu cần đi khám ngay để được kiểm tra. Những biểu hiện trên đi kèm theo chứng tê chân tay có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng chuyển hóa hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, thiếu chất, thiếu canxi… trong thai kì.
Một trường hợp khác là mẹ bầu bị mắc bệnh gút. Bệnh gút đa phần gặp ở nam giới nhưng một số ít phụ nữ cũng mắc bệnh này, nhất là các mẹ bầu vì các mẹ thường có khuynh hướng bổ sung nhiều đồ bổ trong thai kỳ.
Một số mẹ bầu khác thường xuyên tê chân cũng có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu 2 chi dưới. Siêu âm Doppler màu tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch khoeo có thể phát hiện bệnh sớm để điều trị.
Đính kèm 3747
>>> xem thêm: siêu âm thai 7 tuần
2. Cách khắc phục tình trạng tê ngón chân cái
Dinh dưỡng, vận động, tư thế nghỉ ngơi là những điều mẹ nên chú ý để khắc phục chứng tê ngón chân cái nói riêng và tê tay chân nói chung.
– Bổ sung dinh dưỡng: Nếu tê tay, chân và chuột rút trong những tháng cuối thai kì, khi đi khám thai, mẹ nên nói với bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung canxi, vitamin B1 và ăn các loại thức ăn có nhiều canxi, magiê… giúp tăng khả năng dẫn truyền thần kinh và giảm biểu hiện tê, mỏi.
– Vận động hợp lý: Thường xuyên khởi động các khớp tay, chân và tập một số động tác yoga dành cho bà bầu sẽ giúp mẹ lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi.
– Chú ý tư thế ngồi, đứng: Tránh ngồi xổm, không ngồi hoặc đứng quá lâu khiến máu không thể lưu thông đến các chi gây tê mỏi.
– Nằm ngủ đúng tư thế: Nằm nghiêng bên trái, có thể kê chân lên gối ôm hoặc ôm gối, tránh để chèn 2 chân lên nhau.
– Ngâm chân với nước ấm: Để hạn chế tê chân và chuột rút, nên ngâm chân với nước ấm 15 phút trước khi ngủ, massage nhẹ nhàng và kê chân lên gối khi ngủ.
Tê ngón chân cái hay tê mỏi chân tay nói chung thường không gây hại cho mẹ bầu, do đó, mẹ không nên lo lắng. Đừng quên áp dụng những lời khuyên hữu ích kể trên để giảm bớt sự khó chịu và thoải mái tận hưởng thai kỳ, mẹ nhé.
Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> tham khảo: dấu hiệu viêm cổ tử cung
địa chỉ đăng ký thai sản uy tín