Những lầm tưởng khi dập tắt đám cháy kim loại
Nếu đã từng nghe nói hoặc chứng kiến một đám cháy kim loại, chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cách dập tắt đám cháy kim loạicủa đội lính cứu hỏa đó là chẳng làm gì cả. Một vài kim loại, trong đó có lithi, natri, magie và nhôm có thể bốc cháy dễ dàng, dần dần một lượng lớn bắt lửa trong các nhà máy. Dưới đây là một số những lầm tưởng khi dập tắt đám cháy kim loại:
Dùng bình cứu hỏa CO2
Nếu bạn vẫn muốn thử dập tắt một đám cháy kim loại bằng bình cứu hỏa CO2, chắc chắn rằng bạn sẽ khiến tình hình tệ thêm. Chẳng hạn, magie sẽ cháy lớn dữ dội khi có mặt CO2, hơn là trong không khí. Vì thế, nếu bạn dùng bình cứu hỏa phun CO2 vào đám cháy magie đang nhỏ sẽ khiến lửa đột ngột bùng lên mạnh và nhanh hơn.


Dùng nước dập tắt
Nếu bạn có ý nghĩ dùng nước để dập tắt đám cháy kim loại thì thật sự là một sai lầm, nó không khiến lửa được dập tắt mà còn làm tình hình tồi tệ thêm. Nếu kim loại tan chảy, kết quả sẽ là một vụ bùng nổ hơi và làm văng nó đi khắp nơi. Thêm nữa, một vài loại kim loại khi bị đốt nóng ở nhiệt độ cao sẽ phân tách nước thành oxy và hydro, tạo ra một tình huống giống như vụ nổ hydro lớn.
Dùng cát khô hoặc muối
Ngay cả cát khô hoặc muối, những vật liệu được cho là tiêu chuẩn để dập tắt đám cháy kim loại cũng có thể biến thành sự tàn phá nguy hiểm. Vào năm 1993, một nhà máy công nghiệp ở Massachusetts đã xảy ra đám cháy natri, đội cứu hỏa tại địa phương đã cố gắng dập tắt đám cháy này bằng muối đã được dự trữ cho mục đích đó. Nhưng thật không may, muối đã bị ẩm, điều này khiến rất nhiều lính cứu hỏa bị bỏng nặng do vụ nổ hydro gây ra.
Chính vì vậy mà khi gặp đám cháy natri, magie, nhôm… đội lính cứu hỏa sẽ chỉ làm một việc đơn giản là đứng xa ra. Đám cháy nhôm có thể được dập tắt bằng việc cách ly vụ cháy và đứng ra xa bởi đám cháy kim loại quá nguy hiểm để có thể kiểm soát. Bởi ngay cả khi hàng đống những kim loại này bốc cháy, bạn cũng không cần phải lo lắng, sợ hãi. Đó là vì chúng không thổi bùng lên, trái lại sẽ có xu hướng sản sinh ra lớp tro, chúng sẽ sẽ ngăn cản oxy không thấm sâu vào trong, vì thế đám cháy sẽ từ từ tắt dần mà không cần sự tác động từ bên ngoài.
Xem thêm: cách phòng cháy chữa cháy trong trường học