Từ rất lâu trước đây, người Việt Nam đã có và duy trì thói quen thờ cúng tổ tiên, có thể là ngày 30, mùng một, lễ tết thì thắp vài nén nhang, chút quà bánh như một điều không thể thiếu. Điều này cũng được thể hiện thông qua tín ngưỡng thờ cùng ông bà tổ tiên gần đây. Bạn có thể thấy rõ điều này đặc biệt trong dịp tết, lễ, giỗ,... Hãy nhanh tham khảo thêm thông tin từ bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, cùng khám phá ngay thôi nào.

Chắc hẳn chúng ta sẽ không còn xa lạ gì với bàn thờ tổ tiên nữa. Vật cao quý này có những quy tắc về vị trí, các bài ví, vật dụng riêng mà chúng ta cần nắm rõ. Chẳng hạn như người ta sẽ tìm một nơi có phong thủy trong nhà, thường đặt ở vị trí cao nhất để xây dựng bàn thờ. Trên bàn thờ bao gồm di ảnh, lư hương,.. nhằm phục vụ cho việc thờ cúng, thắp hương khi có dịp cần thiết.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đặc bắt nguồn từ cách đây rất lâu, với mục đích là thể hiện sự kính trọng, tôn trọng và tưởng nhớ tới những người đã khuất hay gia tiên trong nhà. Chúng được biết đến như đạo lý sống của con người, là điều nhắc nhở mỗi người trong việc điều chỉnh lối sống, các suy nghĩ của từng người, sao cho phù hợp với phép tắc, luân thường đạo lý.

Vì là một trong những tín ngưỡng được coi trọng, thế nên cả quá trình thờ cúng không thể tiến hành qua loa mà có các quy tắc, nghi thức riêng. Trong đó, việc lái lạy chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Chúng ta có thể thấy rằng đây là điều mà bất cứ ai khi làm lễ cúng cũng không thể bỏ qua, chúng là yếu tố thể hiện một cách rõ ràng, sâu sắc nhất lòng thành, sự biết ơn của mình với người đã khuất.

Ngay từ lúc còn bé, chúng ta đã được dạy dỗ rất nhiều về việc con người phải có tổ có tông, rằng không được phút nào quên đi công ơn dạy giỗ, giúp đỡ của gia tiên. Trong đó chúng ta chắc chắn không thể không nhắc tới tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên.

>>> Xem thêm : Bàn thờ án gian - Tại sao phải giữ gìn bản sắc thờ cúng tổ tiên từ cha ông truyền lại