Răng vẩu được hiểu đơn giản là tình trạng các răng hàm trên, đặc biệt là răng cửa bị mọc chìa ra phía trước nhiều hơn các răng hàm dưới. Lúc này, tình trạng không cắn khớp diễn ra gây ảnh hưởng đến chức năng nhai và vấn đề thẩm mỹ.
Xem thêm
- Lưu ý khi bọc răng sứ
- Bọc răng sứ duy trì được bao lâu

1. Răng vẩu là gì?

Mỗi người lại có cơ địa khác nhau, khung xương hàm và răng cũng mọc rất khác nhau. Chính vì thế mà có những trường hợp người bị răng mọc lệch, hay mọc không đúng vị trí, lệch lạc, người bị răng mọc chen chúc, răng hô... Răng vẩu (răng hô) là tình trạng các răng hàm trên, đặc biệt là răng cửa bị mọc chìa ra phía trước nhiều hơn các răng hàm dưới. Lúc này, tình trạng không cắn khớp diễn ra gây ảnh hưởng đến chức năng nhai và vấn đề thẩm mỹ, khiến bạn mất đi vẻ tự tin vốn có.

2. Các dạng thường gặp của răng vẩu


Tình trạng vẩu răng có thể do răng, xương hay nướu gây ra, đôi khi cũng có những trường hợp bị vẩu kết hợp. Một số dạng răng vẩu thường gặp bao gồm:

Răng vẩu nhẹ

Đây là dạng răng vẩu được xem là nhẹ nhất trong các loại vẩu. Loại này là vẩu do răng mọc lệch lạc và chìa ra khỏi hàm. Đây là tình trạng thường gặp của những người bị vẩu khi mà xương hàm thì phát triển bình thường nhưng răng lại mọc lệch hướng so với hàm. Khi bị vẩu, răng hàm trên thường chà ra ngoài nhiều hơn hàm dưới và đôi khi có những trường hợp răng vẩu chìa hẳn ra ngoài gây nên sự xấu xí, mất tự tin.

Răng hô - vẩu

Răng hô là tình trạng thường gặp ở người bị vẩu răng. Đây là trường hợp nhẹ của vẩu, răng người bị hô chỉ hơi chìa ra so với những chiếc khác chứ không chìa hẳn ra ngoài như răng vẩu.

Hàm răng vẩu - răng bị vẩu do hàm

Răng bị vẩu do hàm là kiểu vẩu không phải do răng mọc lệch mà do kết cấu hàm bị vẩu từ trước dẫn đến việc răng mọc lên cũng theo hướng lệch đó mà mọc. Dạng vẩu ham hay còn gọi là vẩu xương, xương hàm của người vẩu bị phát triển quá mức bình bình thường và 2 hàm lại không cân xứng với nhau dẫn đến tình trạng vẩu xương.

Răng vẩu hàm trên do nướu

Răng vẩu thường gặp nhất là ở hàm trên, bên cạnh những tác nhân gây vẩu như răng, xương thì nướu cũng là một yếu tố. Răng vẩu nướu là tình trạng phần xương hàm phát triển dày khiến nướu bị đội ra ngoài so với bình thường khiến răng nhô ra. Răng vẩu kiểu này cũng có thể do phần nướu quá dày khiến răng chìa ra ngoài. Ở dạng vẩu này, người bị vẩu sẽ bị hở lợi khi cười và răng cũng có xu hướng nhô ra ngoài nhìn rất kém duyên.

Dạng vẩu kết hợp

Bên cạnh những người bị vẩu do răng, hàm hay xương thì cũng có những người bị vẩu nặng do những tác nhân kết hợp cả xương và răng. Đây là tình trạng vẩu nặng mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Khi xương hàm phát triển quá mức, răng mọc chìa ra và không đều với hàm sẽ dẫn đến tình trạng bị vẩu do xương và răng kết hợp.

3. Răng vẩu có di truyền không?

Khoa học đã chứng minh rằng những đặc điểm như tóc, mắt, mũi, tai, xương hàm hay xương gò má là những yếu tố liên quan đến di truyền. Việc cha mẹ có xương hàm phát triển quá mức hay bị vẩu do xương có thể sẽ dẫn đến việc con cái cũng bị ảnh hưởng. Vẩu do di truyền đã được nghiên cứu và thống kê để đưa ra tỉ lệ bị vẩu do di truyền là 70%.

Bạn có thể thấy những đứa trẻ bị vẩu đều có thể có cha mẹ hay ông bà cũng bị vẩu. Như vậy, khả năng có thể bị vẩu do di truyền là hoàn toàn có thể xảy ra.

4. Cách khắc phục răng vẩu

Khi bị vẩu, bạn có thể chọn lựa những phương pháp thông thường để chỉnh hình lại hàm của mình. Một trong số những phương pháp phổ biến nhất đó là niềng răng mắc cài kim loại. Đây là phương pháp đơn giản mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị răng vẩu.

Khung niềng vững chắc sẽ dần dần co hẹp hàm của bạn lại và giúp cho những chiếc răng vẩu trở về vị trí cũ dễ dàng hơn. Tuy mất thời gian khá dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao nhưng đây là cách đơn giản và nhẹ nhàng nhất dành cho những hàm răng vẩu.

Hãy liên hệ với Nha khoa Tây Đô để khắc phục tình trạng răng vẩu, răng hô giúp bạn luôn tự tin tỏa sáng.

View more random threads: